Ngày nay, công nghệ AI được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ AI đóng vai trò tất yếu, và được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm như ung thư. Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo rất hữu ích và có tác động rất tích cực đến lĩnh vực y học. Mới đây, một thí nghiệm nghiên cứu gen quốc tế do Đại học Leicester đứng đầu đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nghiên cứu một dạng ung thư mạnh mẽ, kết quả có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu thêm về chương trình nghiên cứu của Đại học Leicester qua bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây ung thư trung biểu mô
Ung thư trung biểu mô được xác định là do hít phải các hạt amiang. Nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở niêm mạc phổi hoặc bụng. Hiện tại, có rất ít khả năng sống sót khi nhiễm amiang. Chỉ có 7% số người sống sót trên 5 năm sau khi chẩn đoán bị nhiễm amiang. Thông thường thời gian sống sót trung bình chỉ khoảng từ 12 đến 18 tháng.
Ung thư trung biểu mô là loại ung thư hiếm gặp và khó chẩn đoán. Thời gian ủ bệnh dài, từ 10 đến 50 năm mới xuất hiện triệu chứng. Do vậy phần lớn người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn với tiên lượng xấu. Theo một số tài liệu, amiăng là chất gây ra các bệnh nguy hiểm. Như ung thư phổi, ung thư thực quản, buồng trứng, và cả ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim)…
Amiăng là nguyên liệu chính trong các tấm lợp A-C (tấm lợp fibro/pro xi măng). Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình, nhà xưởng, hộ gia đình… Tất cả các thao tác trong quá trình sản xuất sản phẩm chứa amiăng (xé bao, nghiền, trộn, khoan…) hay trong khi sử dụng (cắt, đập, phá dỡ các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng) đều có thể phát sinh bụi amiăng trong môi trường. Và là nguyên nhân gây bệnh khi người dân hít phải bụi này. Bên cạnh đó, các thói quen tận dụng, tháo dỡ các tấm amiăng vỡ để lát đường, làm chuồng trại… cũng làm tăng nguy cơ hít phải chất trên.
Chương trình nghiên cứu của đại học Leicester
Một nghiên cứu mới do Chương trình nghiên cứu ung thư trung biểu mô do đại học Leicester thực hiện hiện đã tiết lộ; sử dụng phân tích AI để nghiên cứu trình tự DNA của các khối u trung biểu mô. Qua đó phát hiện rằng các tế bào ung thư này phát triển theo hướng tương tự hoặc lặp lại giữa các tế bào. Dựa trên cách thức này có thể dự đoán mức độ tích cực. Và xác định liệu pháp điều trị phù hợp với căn bệnh ung thư không thể chữa khỏi này.
Giáo sư Dean Fennell, Chủ tịch Khoa Ung thư Y tế Lồng ngực tại Đại học Leicester đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Ung thư Trung biểu mô Leicester cho biết: Từ lâu, người ta đã phát hiện rằng amiang là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên điều này xảy ra như thế nào vẫn còn là một bí ẩn.
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng AI để xem xét các ‘dữ liệu lớn’ về bộ gen. Công trình này sẽ cho chúng ta thấy được các khối u trung biểu mô đột biến có trật tự trong quá trình phát triển. Nhờ vậy mà có thể dự đoán được bệnh nhân có thể sống sót trong bao lâu. Để từ đó đề ra các điều trị thích hợp nhất. Đây là điều mà Leicester hướng tới thông qua các sáng kiến thử nghiệm lâm sàng.
Bước đột phá lớn trong việc điều trị ung thư trung biểu mô
Mặc dù việc sử dụng amiang hiện đã bị cấm. Cũng như hàng loạt các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng chất này. Những mỗi năm có khoảng 25 người được chẩn đoán mắc bệnh u trung biểu mô ở Leicestershire và 190 người được chẩn đoán ở East Midlands. Các trường hợp ung thư trung biểu mô ở Anh đã tăng 61% kể từ đầu những năm 1990. Cho đến gần đây, hóa trị là sự lựa chọn được cấp phép duy nhất để diều trị cho bệnh nhân ung thư trung biểu mô. Tuy nhiên, việc điều trị trở nên hạn chế khi bệnh nhân ngưng đáp ứng thuốc.
Giáo sư Fennell phối hợp với Đại học Southampton gần đây đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc điều trị căn bệnh này khi chứng minh rằng việc sử dụng một loại thuốc điều trị miễn dịch có tên là nivolumab giúp tăng khả năng sống sót và ổn định bệnh cho bệnh nhân. Đây là thử nghiệm đầu tiên chứng minh khả năng sống sót được cải thiện ở những bệnh nhân bị ung thư trung biểu mô tái phát.