Theo CNN vào ngày 19.10, một hình mèo khổng lồ xuất hiện trên cao nguyên Nazca được cho biết từ Bộ trưởng Văn hóa Peru. Hình mèo này thuộc quần thể cổ xưa trên cao nguyên Nazca được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học, cho biết nó được chạm và khắc trên một mặt đồi. Được gọi chung là Nazca Lines, có thể tạm dịch là Những hình vẽ ở cao nguyên Nazca. Hình khắc này được các nhà nguyên cứu cho biết là có tuổi đời lên đến 2.000 năm. Phát hiện bí ẩn này đã thuộc về một công trình nghiên cứu kéo dài 15 năm liền của một trường đại học ở Nhật Bản. Nazca Lines có nhiều hình chạm, khắc con người, cây cỏ, nhiều loài động vật quen thuộc,… Nazca Lines cũng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1994.

Phát hiện hình mèo khổng lồ bí ẩn

Hình mèo khổng lồ này có chiều dài lên đến 121 feet (tương đương 37 mét). Mirror trước đó một ngày dẫn lời của nhà khảo cổ học Jhonny Isla, làm việc tại Công viên Khảo cổ Nazca-Palpa cho biết hình mèo này được phát hiện một cách hết sức tình cờ trong quá trình người ta “làm mới” những quả đồi thuộc quần thể Nazca Lines để thu hút khách du lịch. Quả đồi có hình mèo (thuộc Nazca Lines) cách thành phố Lima, thủ đô của Peru 250 dặm (tức trên 402 km).

Các nhà khảo cổ phát hiện hình vẽ mèo khổng lồ trên sườn núi Nazca, Peru. Đường kẻ Nazca là Di sản Thế giới được Unesco công nhận. Lần đầu được các nhà khảo cổ học phát hiện ra những đường kẻ vào năm 1927. Nhiều hình vẽ trên đó lớn đến nỗi chúng chỉ được nhìn thấy toàn cảnh từ trên không trung. Đó thường là những hình vẽ về động vật, thực vật và hình dạng khác.

Hình một con mèo được chạm, khắc trên một mặt đồi

Xét về mặt niên đại, “công trình” ngàn năm tuổi này có thể được tạo nên trong khoảng thời gian từ 200 năm đến 100 năm trước Công nguyên và được “bảo lưu” cho đến tận hôm nay. Các nhà khảo cổ học phát hiện hình vẽ lớn trong quá trình cải thiện lối đi lên ngọn đồi. Bộ văn hóa Peru cho biết hình ảnh rất mờ nhạt. Hình ảnh rất khó nhìn thấy, có khả năng bị biến mất. Vì nằm trên một độ dốc khá lớn, dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình xói mòn tự nhiên.

Nhiều hình mới xuất hiện ở thung lũng Nazca và Palpa

Trong những tuần qua, các nhà khoa học đã làm sạch, bảo tồn. Đồng thời làm hiện ra hình ảnh con mèo với phần đầu hướng ra phía trước. Jhony Isla, giám đốc quản lý kế hoạch Công viên khảo cổ Nazca-Palpa, của Bộ Văn hóa, cho biết trong vài năm qua có khoảng 80 đến 100 hình mới đã xuất hiện ở thung lũng Nazca và Palpa. Jhony Isla cho biết: “Một trong những điều khiến nhiều người ngạc nhiên cũng như đặt câu hỏi là tại sao vẫn tìm thấy nhiều hình vẽ mới. Trên thực tế, có một vài cái mới và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm”.

Có đến 140 hình chạm, khắc được tìm thấy tại sa mạc Nazca

Ông Isla giải thích rằng tiến bộ công nghệ và các phương pháp hiện đại giúp các nhà khoa học khám phá ra nhiều hình vẽ mới hơn. Trước đây họ phải ngồi trên máy bay để chụp ảnh thì công nghệ hiện đại. Cho phép họ có thể chụp ảnh từ trên cao bằng máy bay không người lái. Theo Isla, những đường vẽ mèo có thể thuộc về cuối kỷ nguyên Paracas. Họ biết như vậy nhờ việc so sánh các biểu tượng, những hình như chim, mèo và người tương tự xuất hiện trong nền văn hóa Paracas.

Nguồn gốc của hình mèo khổng lồ

Đường viền của hình vẽ khổng lồ có chiều rộng từ 30cm đến 40cm. Tạo ra bằng cách loại bỏ đất đá để lộ ra các sắc thái tương phản. Các nhà khoa học cũng đưa ra các lý do khác nhau giải thích nguyên do vì sao loạt hình vẽ xuất hiện. Nhà sử học Paul Kosok và nhà khảo cổ học Richard P. Schaedel đề xuất chúng là những dấu hiệu thiên văn chỉ ra nơi mặt trời và các thiên khác xuất hiện vào những ngày nhất định. Trong khi những người khác cho rằng chúng có thể là vật cúng dường cho các vị thần. Đến nay hai giả thuyết vẫn chưa được xác nhận.

Thế nhưng theo tiết lộ của Bộ trưởng Văn hóa Peru, rất có thể công trình kỳ vĩ này. Sẽ đối mặt với những nguy cơ tiêu cực trong tương lai. Vị này cho biết: “Hình dạng của nó có thể thấy được và nó có thể biến mất thời gian tới. Do vị trí cũng như tác động của xói mòn tự nhiên”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *