Loài chim này từng thống trị bầu trời Nam cực. Chúng mới được các chuyên gia khảo cổ phát hiện tại Argentina. Thuở đó, chúng được xem là loài chim lớn, hung dữ nhất. Đôi cánh của chúng to khổng lồ, có diện tích sải cánh rộng khắp trời. Tính đến nay, loài chim khổng lồ này đã hoàn toàn tuyệt chủng. Các bộ phận hóa thạch được tìm thấy trở thành đề tài nghiên cứu quý giá của các nhà khoa học. Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin về thời gian phát hiện hóa thạch của loài chim này mới gần đây. Hi vọng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và cùng chúng tôi chia sẻ những nhận định được phát biểu trong nghiên cứu.
Thông tin về loài chim khổng lồ được phát hiện
Các nhà nghiên cứu Argentina vừa thông báo đã tìm thấy hóa thạch của một con chim khổng lồ thời tiền sử với sải cánh lớn nhất từng được ghi nhận sống cách đây khoảng 50 triệu năm ở Nam Cực.
Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cổ Sinh vật học số ra ngày 18/5. Các nhà khoa học cho biết con chim khổng lồ này thuộc loài pelagornithid, một họ chim biển khổng lồ đã tuyệt chủng, có răng dạng xương cứng. Giám đốc Bảo tàng Khoa học tự nhiên La Pampa, Marcos Cenizo cho biết đây là mẫu loài pelagornithid lớn nhất được tìm thấy.
Hóa thạch tìm thấy ở Nam Cực vào thập niên 1980 thuộc về pelagornithid. Họ chim tuyệt chủng to gấp đôi loài chim lớn nhất hiện nay là hải âu lang thang (3,5 m).
Chim biển pelagornithid bay khắp bề mặt đại dương trên Trái đất trong. Đã có ít nhất 60 triệu năm. Chúng tương tự hải âu ngày nay. Hóa thạch bàn chân 50 triệu năm tuổi cho thấy chim pelagornithid lớn xuất hiện sau khi sự sống hồi sinh từ sự kiện đại tuyệt chủng 65 triệu năm trước khiến khủng long tuyệt chủng. Hóa thạch pelagornithid thứ hai chứa một phần xương hàm, có niên đại khoảng 40 triệu năm.
Mẫu vật của loài chim khổng lồ pelagornithid
Cánh chim của nó trải dài hơn 6,4 mét và hình dạng cánh cho phép chúng bay những quãng đường dài qua các vùng đại dương. Tuy nhiên, mẫu vật mới được xác định trên lại khá nhẹ so với tầm vóc của nó, vào khoảng 30-35kg.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về Nam Cực, ở lục địa này từng tồn tại hai loài pelagornithid. Trong đó một loài cao tới 5 mét và loài còn lại cao tới 7 mét. Loài chim này có thể phát triển tới kích cỡ khổng lồ vào khoảng 50 triệu năm trước. Thời kì đó khi nhiệt độ đại dương ấm và lượng thức ăn còn rất dồi dào. Cơ hội tìm thức ăn và phát triển của loài chim vẫn còn rộng lớn. Sau này, khi nhiệt độ trái đất dần tăng cao, môi trường sống của chúng dần bị hủy hoại. Và như các bạn đã thấy, hiện nay chúng ta chỉ còn tìm được hóa thạch của chúng. Điều này nhắc nhở chúng ta cần bảo vệ môi trường tốt hơn.
>> Xem thêm: Con tàu cổ mất tích Griffin và những khám phá bất ngờ
Thông tin thêm
Con chim pelagornithid cuối cùng sống cách đây 2,5 triệu năm. Thời kỳ biến đổi khí hậu khi Trái đất mát hơn và kỷ Băng Hà bắt đầu. Pelagornithid được biết tới như loài chim “răng xương” bởi những mấu nhô ra ở xương hàm. Chúng trông giống chiếc răng nhọn dù đó không phải là răng thực sự. Gọi là “răng giả”, các mấu này giúp con chim ngoạm chặt mực và cá từ biển khi bay trên cao trong nhiều tuần giữa biển rộng. Pelagornithid lập kỷ lục về sải cánh ở Đại Tân sinh. Cùng thời gian đó, loài Teratorn giống diều hâu thống trị bầu trời, tiến hóa với sải cánh gần bằng pelagornithid.