Cây ổ rồng hay còn gọi là Platycerium bifurcatum vừa được các nhà sinh vật học nghiên cứu chuyên sâu và phát hiện loại cây này có những đặc điểm vô cùng đặc biệt. Đặc điểm này được xem là rất hiếm có bởi quần thể của loại dương xỉ này hoạt động có tính xã hội hóa cao như một số loài động vật. Đây được xem là một sự phát hiện vô cùng thú vị trong việc nghiên cứu những điều kì diệu và đặc biệt trong thế giới của các loài thực vật. Những quần thể của Platycerium bifurcatum đều mọc thành từng quần thể để hợp tác và hỗ trợ cho nhau trong việc sinh trưởng và phát triển một cách bền vững nhất có thể.

Cây ổ rồng (Platycerium bifurcatum) – Loài dương xỉ bản xứ

Cây ổ rồng phân chia lao động và sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể khi mọc bên thân cây lớn. Đây là kết luận dựa theo quá trình nghiên cứu thực tế được công bố trên tạp chí Ecology. Kevin Burns là một nhà sinh vật học ở Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand. Anh đã trở nên quen thuộc với những cây dương xỉ khi tiến hành nghiên cứu thực địa trên đảo Lord Howe. Đây là một hòn đảo biệt lập nằm giữa Australia và New Zealand.

Cây ổ rồng là loài dương xỉ bản xứ có ở lục địa Australia và Indonesia

Anh tình cờ bắt gặp cây biểu sinh bản địa. Loại cây này thường sống bằng cách mọc trên thân của cây khác. Đặc biệt, một loài thực vật trong số đó thu hút sự chú ý của Kevin, đó là cây ổ rồng. Loại cây này có tên khoa học là Platycerium bifurcatum. Đây là loài dương xỉ bản xứ xuất hiện tại nhiều nơi ở lục địa Australia và Indonesia.

Cây ổ rồng có tính xã hội cao?

Kevin đã nhận ra rằng cây ổ rồng không bao giờ mọc một cách đơn độc. Một số cụm dương xỉ lớn là bụi cây lớn gồm hàng trăm cá thể mọc cùng với nhau. Anh mau chóng phát hiện ra được một điều vô cùng thú vị. Đó là mỗi cây cá thể sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau. Điều này giống với những động vật có tính xã hội cao như ong, kiến và mối. Kevin ví các quần thể dương xỉ như một chiếc ô úp ngược. Những chiếc ô này được tạo thành từ tán cây. Dương xỉ với những lá lược dài màu xanh giống sáp dường như dẫn nước tới trung tâm của cụm. Trong khi lá lược hình tròn màu nâu kết cấu xốp hút nước.

Loại cây này không bao giờ mọc một cách đơn độc

Giới nghiên cứu gọi dạng hợp tác tập thể, trong đó nhiều thế hệ sống đan xen và hình thành các tầng lớp để phân chia nhiệm vụ lao động và sinh sản là “eusocial”. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một số loại côn trùng và giáp xác. Tuy nhiên thuật ngữ này không được nói đến đối với hai loài chuột dũi trụi lông là động vật có vú. Kevin thắc mắc liệu cây ổ rồng của phải loài có tính xã hội cao như các loại côn trùng như suy đoán của anh hay không.

Những phân tích chuyên sâu về Platycerium bifurcatum

Phân tích của Kevin và cộng sự với lá dương xỉ đã hé lộ nhiều điều thú vị. Trong đó có một sự thật là loại cây này có 40% không thể sinh sản. Các thành viên có khả năng sinh sản trong bụi cây chủ yếu là lá lược hình tròn. Điều này chứng tỏ có sự phân chia sinh sản giữa hai loại lá. Kết quả kiểm tra độ hấp thụ của lá dương xỉ xác nhận lá hình tròn hút nhiều nước hơn lá dài. Nghiên cứu trước đây của những nhà khoa học khác phát hiện mạng lưới rễ chạy qua quần thể. Điều này có nghĩa lá tròn có khả năng làm dịu “cơn khát” của lá dài.

Nhóm nghiên cứu cũng phân tích mẫu vật di truyền từ 10 quần thể trên đảo Lord Howe. Từ nghiên cứu này, nhóm đã phát hiện 8 quần thể. Bao gồm những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền. Trong khi hai quần thể còn lại chứa dương xỉ có nguồn gốc di truyền khác nhau. Dựa theo những phát hiện trên, Kevin kết luận cây ổ rồng có nhiều đặc điểm trùng với loài có tính xã hội cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *