Được biết đến với vẻ ngoài mạnh mẽ và trí thông minh vượt trội, bạch tuộc luôn nằm trong số những sinh vật đại dương hung hăng với khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc. Thông thường một chú bạch tuộc sẽ có 8 xúc tua. Và điểm đặc biệt mà ít ai biết rằng, mỗi “cánh tay” đó đều chứa ‘bộ não nhỏ’ của riêng nó. Đây là sinh vật đơn độc giỏi ngụy trang và che giấu bản thân. 90% cơ thể của bạch tuộc là cơ bắp và nó không có xương nên có thể vừa vặn với những khoảng không gian rất nhỏ. Sinh vật xúc tua này được cho là khá thông minh với khả năng học hỏi, sử dụng các não bộ và ghi nhớ vị trí.

Mối quan hệ cộng tác săn mồi của bạch tuộc và cá

Lũ cá cảm thấy phiền hà khi bị tên “côn đồ” đại dương tấn công vô cớ. Nhưng các nhà khoa học không rõ chúng có chịu tổn thương nào sau khi bị bạo hành không. Bạch tuộc và cá thường đi săn cùng nhau. Cùng hưởng lợi từ sức mạnh của nhau. Nhưng thi thoảng những tên “côn đồ” đại dương có xúc tu lại tung những cú đấm trời giáng vào các đối tác. Một cú đấm của bạch tuộc thường chuyển động nhanh. Chúng bùng nổ với một xúc tu hướng vào đối tượng cụ thể.

Mối quan hệ cộng tác săn mồi của bạch tuộc và cá

Hành động nhanh gọn giúp bạch tuộc đỡ tiêu hao sức lực. Chiến thuật cộng tác săn mồi như vậy cho phép chúng mở rộng phạm vi đi săn. Tăng cơ hội bắt được con mồi. Chiến thuật hợp tác săn mồi tạm thời giữa bạch tuộc và cá rạn san hô được ghi nhận trong nhiều thập kỷ. Có thể bao gồm nhiều loài khác nhau. Đôi khi, bạch tuộc và cá đi săn cùng nhau trong hơn một giờ. Trong đó mỗi loài thăm dò một khu vực riêng.

Bạch tuộc đuổi theo con mồi có khả năng bơi nhanh quanh những khối đá. Và chui vào không gian hẹp trong rạn đá. Còn cá sống ở tầng đáy như cá phèn yên vàng (Parupeneus cyclostomus) sục sạo đáy biển. Một số loài cá khác tuần tra quanh cột nước. Tuy nhiên, khi bạch tuộc xanh lớn (Octopus cyanea) không hài lòng với con cá đối tác. Chúng sẵn sàng thể hiện sự bất mãn bằng cách đột ngột đấm vào đầu con cá.

Cuộc chiến được cho là xuất phát từ Bạch tuộc

Cuộc chiến được cho là xuất phát từ Bạch tuộc

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Ecology, các nhà khoa học mô tả bạch tuộc trút giận mau lẹ. Và nó bột phát bằng một cánh tay, giống như vung cú đấm. Trong nghiên cứu công bố mới đây, các nhà khoa học tới từ Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) ghi lại 8 video. Nội dung về các cuộc chiến giữa bạch tuộc và cá từ năm 2018 tới 2019 ở Biển Đỏ. Trong đó 8 trường hợp có thể liên quan tới động cơ rõ ràng của “côn đồ” đại dương – bao gồm kiểm soát đối tác.

Hai vụ đối đầu dường như xuất phát từ hành vi bạo lực vô tội vạ của nó. Các nhà nghiên cứu không thể xác định chắc chắn nguyên nhân dẫn tới các đợt tấn công vô cứ này. Nhưng họ cho rằng đó có thể là “hành vi cay độc” hoặc một hình thức trừng phạt. Dù cộng tác giữa các loài đem lại lợi ích lẫn nhau. Điều đó không có nghĩa cá thể tham gia sẽ cố gắng hết sức vì lợi ích của nhau. Nếu có cơ hội, liên minh có thể tan rã và “côn đồ” đại dương hoạt động vì bản thân nó.

Trong trường hợp con mồi có sẵn, bạch tuộc dường như sử dụng cú đấm để kiểm soát hành vi của đối tác. Cú đấm cũng có thể là đòn trừng phạt. Nhờ đó con cá có thể trở thành đối tác tốt hơn trong tương lai. Nhưng những giả thuyết này chỉ mang tính suy đoán. Các nhà nghiên cứu cần quan sát nhiều tương tác giữa kẻ 8 tay và có hơn để khám phá điều gì thôi thúc chúng tung ra cú đấm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *