Để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ, bà bầu cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Hãy cẩn thận khi lựa chọn, bởi vì không phải tất cả các loại thực phẩm truyền thống được coi là tốt đều thực sự tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Trong bài viết này, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những thực phẩm tốt cho bà bầu và những thực phẩm nên tránh khi mang thai nhé! Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai là điều cần thiết. Bởi trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu đã tăng lên rất nhiều. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể cần thêm 350-500 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Các món ăn theo quan niệm truyền thống có thực là tốt?

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai là điều cần thiết.

Theo quan điểm nhân gian, ăn trứng ngỗng, cá chép… sẽ tốt cho thai kỳ, đồng thời cần tránh rau ngót, măng, ốc… Vậy đây có đúng là những món ăn tốt cho bà bầu hay không?

Trứng ngỗng

Trên thực tế, trứng ngỗng không kém trứng gà là bao về mặt dinh dưỡng. Tuy trứng ngỗng giàu protein hơn trứng gà một ít nhưng lại có lượng lipit cao hơn. Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ có thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Vì vậy, mẹ nên dùng trứng gà hơn là trứng ngỗng. Nếu có ăn trứng ngỗng, mẹ cũng nên chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu.

Cá chép

Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm, rất bổ máu, giúp mẹ bầu có sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt nhờ chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như protein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… Nếu mẹ bầu hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng các món ăn tốt cho bà bầu chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, quan niệm ăn cá chép thì đẻ con da trắng, môi đỏ hoặc sinh con gái là không có cơ sở khoa học.

Nước dừa

Vậy nên, mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa khi đã sang tam cá nguyệt hai.

Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2% tùy vào dừa xanh hay khô) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Vậy nên, mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa khi đã sang tam cá nguyệt hai.

Lúc này đây sẽ là một loại nước giải khát tốt, cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể, cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

Ốc

Nhiều người cho rằng phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này bé sinh ra sẽ chảy nhiều nước miếng nhưng đây là một quan niệm không đúng. Chỉ là mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa hay có vết loét không lành thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn thịt ốc. Mẹ có thể chế biến ốc hấp lá gừng, ốc nấu chuối đậu, nem ốc… hoặc canh ốc nấu chua như một trong các món ăn tốt cho bà bầu giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông.

Ốc đặc biệt có chứa nhiều đạm và canxi nên là nguồn cung cấp chất đạm và canxi tốt cho bà mẹ. Cần lưu ý ốc phải được rửa sạch và luộc chín kỹ, vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó.

Măng

Mặc dù măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn nhưng vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bà mẹ ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế dùng các món ăn cho bà bầu chế biến từ măng và nếu thèm thì chỉ nên ăn ở mức độ ít, 1 tháng chỉ nên ăn 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Đậu lăng

Nhắc đến những món ăn tốt cho bà bầu, chúng ta không thể bỏ qua các loại đậu. Bởi lẽ, loại đậu này là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, folate (vitamin B9) và canxi vô cùng tuyệt vời. Đây đều là những thành phần cần thiết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Đặc biệt là folate, một trong những dạng của vitamin B9, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của cả mẹ lẫn bé, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thực trạng hiện nay là hầu hết phụ nữ mang thai đều không được bổ sung đủ folate trong giai đoạn này.

Việc thiếu hụt folate có liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ dị tật ống thần kinh và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Hơn nữa, lượng folate không đáp ứng đầy đủ cũng có thể khiến con bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn trong tương lai.

Các loại đậu là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong đó, đậu lăng là bổ sung rất nhiều protein, sắt, canxi … thúc đẩy hình thành nên mô và cơ ở trẻ đồng thời chất xơ trong đậu chống lại chứng táo bón cho thai phụ, giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

Những món mẹ bầu không nên ăn để con khỏe mạnh

Kiêng đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, mướp đắng, cam thảo

Ba tháng đầu thai kỳ thường rất quan trọng. Vì nguy cơ sẩy thai trong lúc này là rất cao. Do đó, mẹ bầu cần thật cẩn thận khi ăn uống. Trong các bữa ăn hằng ngày, mẹ nên chú ý kiêng những món sau:

  • Kiêng đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, mướp đắng, cam thảo trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể ăn thực phẩm này; với liều lượng hợp lý theo tư vấn của bác sĩ.
  • Ngải cứu xoa dịu cơn đau. Giúp tuần hoàn máu nhưng chỉ được dùng vừa phải.
  • Không nên ăn nhiều dưa hấu, lô hội
  • Không ăn trái sơn trà. Vì sẽ gây co thắt tử cung dễ sinh non.
  • Tránh ăn các thức ăn chưa chín kỹ, tái, sống. Như gỏi, sushi, các món bóp, salad. Thực hiện việc ăn chín uống sôi.
  • Kiêng ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nướng. Các món ăn nhiều gia vị vì gây nặng bụng, khó tiêu, tăng huyết áp
  • Không ăn các thức ăn chứa chiều thủy ngân. Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi: cá ngừ, cá thu, các kiếm, các mập.
  • Tránh ăn các thức ăn sử dụng phèn chua như quẩy, các món dưa muối chua…. Vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Kiêng ăn các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Thịt hộp, bò khô,..
  • Những loại thức ăn quá mặn sẽ gây phù thủng. Tăng huyết áp đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như sự phát triển của thai nhi.  Dễ dẫn tới nhiễm độc thai nghén.

Những thức uống bổ cũng không nên lạm dụng

Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn tăng rõ rệt.

Tránh ăn các thức ăn quá bổ, uống thuốc bổ. Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt. Tim làm việc nhiều hơn. Huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của mẹ bầu thường mạnh mẽ hơn. Rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp.

Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi. Có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, đầy bụng, táo bón. Vậy nên những thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung, yến sào, gà tần… Không phải là những thức ăn tốt cho bà bầu mà trái lạ. Càng khiến cho nội tiết mất cân đối, dễ gây phù nề, tăng huyết áp, táo bón.

Ngoài những thứ kể trên, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai. Để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn và bổ sung những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn trong thời kỳ mang thai nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *