Khi mang thai, cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi và có nhu cầu dinh dưỡng cao. Thực phẩm mà mẹ có thể dung nạp không chỉ giúp mẹ khỏe mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và đạt được chỉ tiêu phát triển như mong đợi. Nhưng trong số đó, bạn có biết bà bầu nên ăn gì là tốt nhất cho thai nhi? Việc lựa chọn thực phẩm không hề đơn giản, bởi không phải loại nào cũng phù hợp với bà bầu. Sau đây là những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của bà bầu để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho mẹ và bé.
Mục lục
Đậu bắp giúp điều chỉnh đường huyết
Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết hấp thu từ ruột non. Chất xơ từ loại quả này cũng là “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Đậu bắp còn giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy có tác dụng kiềm hãm những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi thải ra ngoài.
Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Loại quả này chứa lượng calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Nấu đậu bắp với lửa nhỏ để chất nhầy ít bị thất thoát.
Sữa chua bổ sung dưỡng chất
Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối, bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin nhiều nhất là B12, và các khoáng chất vô cùng cần thiết cấu thành nên xương của thai nhi, cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Loại sữa này chứa những lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và cấu tạo thành ruột tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể cho bà bầu.
Sữa tươi hoặc sữa dành cho bà bầu: Khi mang thai, cơ thể bà bầu luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, nhất là canxi. Bên cạnh chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất hàng ngày, bà bầu cần bổ sung thêm vitamin từ sữa vừa đảm bảo đầy đủ năng lượng và vi chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Dâu tây và các loại cam
Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm. Chống lại các gốc tự do, giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Chất này có vai trò trong quá trình hình thành xương của thai nhi đồng thời giúp xương mẹ luôn chắc khỏe. Dâu tây thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai. Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai.
Trái cây họ cam: Những loại quả này rất giàu vitamin C. Giúp tăng sức đề kháng cho người mẹ. Cam quýt có hàm lượng vitamin C và canxi tương đối lớn. Vitamin C giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu. Ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung người mẹ sẽ xuất hiện vết thương tương đối lớn chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng cam quýt thích hợp có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu này.
Cá hồi và các món từ trứng
Chế độ ăn thông thường của phụ nữ mang thai thường rất hạn chế các thực phẩm chứa omega-3. Trong khi đó, các axit béo có omega-3 lại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng não bộ và thị giác của thai nhi. Chính vì vậy, việc sử dụng cá hồi. Loại cá giàu omega-3,6,9 thực sự lý tưởng với sức khỏe của mẹ bầu. Thực đơn với 2 bữa cá mỗi tuần sẽ giúp mẹ bầu bổ sung được được lượng omega-3. Tăng nồng độ EPA và DHA trong máu lên mức lý tưởng.
Trứng và các món ăn chế biến từ trứng: Nếu mẹ bầu đang băn khoăn bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi thì trứng chính là một “siêu thực phẩm” phổ biến và dễ thưởng thức. Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra rằng. Trứng cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương. Ống thần kinh và não bộ của thai nhi như sắt, omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D…
Bông cải xanh và các loại rau cải xanh
Bông cải xanh và các loại rau xanh mang đến hệ dưỡng chất vô cùng phong phú. Như: vitamin K, vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm, canxi, folate, kali và chất xơ. Đặc biệt, trong bông cải xanh còn giàu chất chống oxy hóa. Nên sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng. Ngăn ngừa chứng táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng. Các loại rau xanh là có mối quan hệ mật thiết với việc giảm nguy cơ em bé được sinh ra có tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Do đó, mẹ nên lưu ý bổ sung rau vào thực đơn mỗi ngày nhé!