Lao màng não là căn bệnh mà chỉ cần nhắc đến cũng đã gây sợ hãi cho nhiều người. Bởi từ một người người khỏe mạnh, khi mắc bệnh lại có thể trở nên ốm yếu, đối mặt sự chết. căn bệnh này từ xưa đã luôn khiến cho y bác sĩ đau đầu và khiến bệnh nhân mệt mỏi. Một phần cũng vì bệnh chỉ được phát hiện khi vi khuẩn đã tấn công sâu. Không như nhiều vi khuẩn khác, vi khuẩn lao vào cơ thể nhưng sẽ ẩn nấp chờ thời cơ. Chúng chỉ tấn công khi sức đề kháng của con người yếu đi. Vậy nên, khi đó chúng có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể.

Triệu chứng bệnh

Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis di chuyển theo đường máu vào cơ thể. Nó tấn công đến màng não gây ra nhiễm trùng. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nhất là trong thời kỳ chưa có thuốc điều trị lao màng não. Những người còn sống cũng sẽ gặp biến chứng nặng nề. Ví dụ như sống thực vật, động kinh, liệt nửa người, thiểu năng,…

Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ không lập tức hoạt động. Chúng ẩn nấp trong cơ thể khiến. Khi cơ thể người bệnh suy yếu, sức đề kháng suy giảm thì vi khuẩn lao sẽ phát triển mạnh mẽ. Nó tấn công lên các cơ quan khác. Đến lúc này các dấu hiệu của lao mới xuất hiện rõ rệt.

Tùy vào thời gian mắc bệnh mà các triệu chứng của lao màng não sẽ khác nhau. Điển hình dễ nhận biết nhất như:

đau đầu

– Sốt cao kéo dài, ớn lạnh.

– Đau nhức đầu thành từng cơn hoặc liên tục.

– Dễ bị kích thích, nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng.

– Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đại tiện và tiểu không tự chủ.

– Đau xương khớp, cột sống.

– Liệt dây thần kinh, không làm chủ được cơ thể.

– Rối loạn ý thức, tâm thần ở mức nhẹ.

Nguyên nhân lao màng não

Nguyên nhân lao màng não là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB- vi khuẩn hiếu khí) gây ra thông qua đường không khí. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn MTB thì đều mắc bệnh lao. Bởi các nghiên cứu chỉ ra cứ 10 người nhiễm vi khuẩn thì chỉ có 1 người mắc bệnh.

Bên cạnh nguyên nhân lao màng não do vi khuẩn MTB gây ra thì những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Suy giảm hệ miễn dịch: Vi khuẩn MTB thường ủ bệnh trong thời gian dài. Nó chờ khi hệ miễn dịch của con người suy yếu thì sẽ tấn công ngay lập tức. Một số bệnh lý như HIV, tiểu đường, bệnh thận, một số loại ung thư, suy dinh dưỡng…

– Một số loại thuốc như corticoid, hóa chất điều trị ung thư, thuốc viêm khớp dạng thấp, thuốc điều trị bệnh vẩy nến, bệnh crohn cũng cũng có ảnh hưởng nhất định đến hệ miễn dịch.

– Sinh sống hoặc đến những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao: Một vài khu vực như châu Phi, Đông Âu, châu Á, Nga, Mỹ la-tinh, đảo caribbean

– Môi trường làm việc xấu: nhà tù, nhà tạm trú, bệnh viện tâm thần hoặc viện dưỡng lão…

Chẩn đoán bệnh

kiểm tra sức khỏe

Để chẩn đoán lao màng não, bước đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát qua các dấu hiệu cơ bản, như nhịp tim nhanh, sốt, cứng cổ,… Sau đó, bác sĩ sẽ chọc dịch não tủy để lấy một hoặc nhiều mẫu làm các bước xét nghiệm. Tùy thuộc vào màu sắc dịch tủy, bác sĩ xác định được giai đoạn của bệnh. Cụ thể, nếu dịch trong là giai đoạn sớm, màu ánh vàng hay có vẩn đục cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm của dịch tủy não,… bác sĩ có thể tìm thấy dấu hiệu lao màng não khi dùng phương pháp nuôi cấy, nhuộm soi hoặc nhuộm huỳnh quang đèn led. Cẩn thận hơn hoặc nếu vẫn còn khó xác định bệnh lao màng não, người bệnh có thể làm thêm các xét nghiệm khác như sinh thiết não, chụp MRI và CT sọ não, chụp X-quang,…

Cách chữa trị bệnh

Bệnh lao màng não đặc biệt nguy hiểm khi phát hiện và điều trị muộn. Tuy nhiên, vẫn có phương pháp và thuốc điều trị lao màng não nếu phát hiện bệnh ngay giai đoạn đầu.

Hiện có 4 loại thuốc thường được sử dụng để chống lại vi khuẩn lao màng não và điều trị nhiễm trùng, đó là:

– Isoniazid.

– Rifampin.

– Pyrazinamide.

– Ethambutol.

Để điều trị lao màng não cũng có thể sử dụng các loại thuốc tương tự như trên, ngoại trừ Ethambutol vì nó không có khả năng thâm nhập qua niêm mạc não. Bác sĩ có thể thay thế thuốc có nhóm kháng sinh Fluoroquinolon như Moxifloxacin hay Levofloxacin để điều trị. Ngoài ra, sử dụng Steroid toàn thân có thể làm giảm các biến chứng của viêm màng não.

Bệnh lao màng não hiện nay vẫn được điều trị theo phác đồ của bệnh lao phổi. Giai đoạn đầu cần tập trung điều trị tấn công, sau đó là điều trị liên tục bằng thuốc. Do đó, lao màng não có chữa được không? Còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khi phát hiện bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thụ thuốc hay khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Cách phòng bệnh

tiêm vắc xin

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa tạo ra được vắc-xin chống lao màng não. Kể cả như tiêm vắc-xin lao BCG vẫn có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh này. Đây còn là căn bệnh có thể tái phát nhiều lần dù đã chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh đã từng mắc các thể khác của lao như lao phổi, lao hạch,… hay các căn bệnh về não đều phải đặc biệt cẩn trọng, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Cách giảm khả năng mắc bệnh nguy hiểm này hiện nay là tăng cường sức khỏe của mỗi người. Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức bởi khi cơ thể suy yếu sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn lao tấn công lên não.

Tóm lại, lao màng não rất nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời, khi người bệnh chưa có dấu hiệu viêm quá nặng. Bởi vậy, cách phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất là kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người bệnh đã từng nhiễm lao màng não.

Bệnh lao màng não có lây không?

Nhiều người thường thắc mắc không biết lao màng não có lây không. Thực tế, vì nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn nên đây là một căn bệnh lây nhiễm. Vi khuẩn lao có thể phát tán trong không khí hoặc truyền qua người khỏe mạnh khi người bệnh ho, khạc nhổ đờm hoặc hắt hơi. Ngoài ra, vi khuẩn lao cũng có thể lây qua đường ăn uống. Vì vậy, không nên sử dụng chung đồ ăn hoặc bát đũa với người bệnh để tránh lây nhiễm nhé.

Kết luận

Lao màng não là một căn bệnh ở hệ thần kinh do vi khuẩn lao gây nên. Đây là căn bệnh lao hiếm gặp (chiếm khoảng 5%). Nhưng nó lại nguy hiểm nhất khi nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trên đây là một số chia sẻ về bệnh lao màng não mà bạn có thể xem qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *