Kính hiển vi là một dụng cụ cho phép chúng ta nhìn thấy từng tế bào nhỏ nhất. Nhưng mới đây, các nhà khoa học người Anh vừa sáng chế ra loại kính hiển vi có thể giúp con người nhìn được những cấu trúc mà ta chưa từng thấy. Đúng như tên gọi, loại siêu kính hiển vi này hoạt động dựa trên nguyên ý rối lượng tử. hay theo vĩ nhân Einstein đã từng gọi nguyên lý này là “sự tương tác kỳ lạ”. Phát minh này hứa hạn mở ra một trang mới cho công nghệ trong lĩnh vực y khoa, khoa học kỹ thuật. Và cả lĩnh vựa giao thông cũng sẽ có những chuyển biến tích cực.
Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây của chúng mình để khám phá loại siêu kính hiển vi này. Và hãy cùng đón chờ xem chúng ta có thể khám phá những điều mới lạ gì nhờ phát minh này nhé!
Kính hiển vi lượng tử với khả năng quan sát cấu trúc sinh học kì lạ
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland vừa sáng chế ra chiếc kính hiển vi lượng tử. Đây là một loại kích đặc biệt có khả năng quan sát những cấu trúc sinh học kì lạ. Những cấu trúc mà con người chưa bao giờ được chứng kiến trước đây. Phát kiến này mở đường cho nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và y khoa. Kính lượng tử hoạt động nhờ vào nguyên lý rối lượng tử. Đây chính là thứ mà Einstein gọi là “những tương tác kỳ lạ”.
Thuật ngữ rối lượng tử cho rằng trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau. Kể cả cho dù chúng có cách xa hàng năm ánh sáng. Ví dụ, khi tác động vào một trong hai electron có trạng thái lượng tử liên kết với nhau. Thì khi đó, electron ở đầu kia sẽ cảm ứng được dao động này lập tức.
Kính hiển vi lượng tử mở đường cho nhiều lĩnh vực công nghệ mới
Warwick Bowen là một giáo sư tại Phòng thí nghiệm Quang học Lượng tử của Đại học Queensland. Ông nói rằng đây là cảm biến rối lượng tử tốt nhất mà nhân loại đã từng phát minh ra. “Bước đột phá này sẽ mở đường cho nhiều lĩnh vực công nghệ mới. Siêu kính hiển vi giúp tạo ra các thiết bị định vị cũng như máy chụp cộng hưởng từ (MRI) tốt hơn”. Đó là những gì mà giáo sư Bowen tự hào chia sẻ.
Ông cho rằng nguyên lý rối là trung tâm của cuộc cách mạng lượng tử. Và loại cảm biến biết ứng dụng nó sẽ bỏ xa các công nghệ phi lượng tử hiện tại. Nó sẽ không chỉ đem lại sự đổi mới trong công nghệ y khoa. Mà bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật và cả giao thông cũng sẽ mở ra trang mới.
Kính hiển vi lượng tử vượt được rào cản lớn nhất
Đội ngũ nghiên cứu đã vượt qua được rào cản lớn nhất của kính hiển vi chiếu sáng truyền thống. Đó chính là thời gian quan sát tiêu bản. “Chiếc kính hiển vi tốt nhất sẽ phải chiếu tia laser với cường độ sáng rất cao. Nó gấp hàng tỷ lần ánh sáng mặt trời để quan sát mẫu vật. Những vật chất sinh học thông thường như tế bào con người chỉ cầm cự được một thời gian ngắn dưới ánh sáng như vậy. Và đây là một trở ngại rất lớn”. Giáo sư Bowen cho biết.
Theo ông, công nghệ rối lượng tử sẽ khiến việc quan sát rõ hơn 35%. Mà nó không làm ảnh hưởng đến mẫu vật. Đồng thời, ta sẽ có thể thấy những cấu trúc sinh học bé đến mức không tưởng. Ông Bowen cũng cho rằng kính hiển vi lượng tử sẽ hoàn thiện bộ ba khả năng mà khoa học lượng tử hứa hẹn. Những ứng dụng này bao gồm tính toán, truyền dữ liệu và ghi nhận hình ảnh. “Khoa học lượng tử mở ra một chương mới cho hàng loạt phát kiến công nghệ”, giáo sư đại học Queensland nhận định.