Sông Đà là một trong những dòng sống lớn ở địa hình phía Bắc nước ta. Dòng sống này dốc và nằm trên địa hình tương đối trắc trở vì thế đã được nhà nước khai thác sử dụng cho thủy điện. Người dân cũng tận dụng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở ven sông Đà. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy hải sản này lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước lên xuống của sông Đà. Và cụ thể là đập thủy điện sông Đà. Việc nuôi cá lồng của người dân nơi đây tương đối còn nhiều khó khăn. Và mới đấy người dân mới phản ánh hơn 30 tấn cá lồng chết trên sông Đà chưa rõ nguyên nhân. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao cá chết với số lượng lớn.
Mục lục
Nguyên nhân được cho dẫn đến cá chết nhiều trên sông Đà
Những ngày qua, trên địa bàn 6 xã của huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có 30 tấn cá nuôi trên hồ sông Đà bị chết. Dự báo lượng cá chết còn tiếp tục gia tăng những ngày tới. Ngày 7/7, Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, những ngày gần đây, hiện tượng cá tự nhiên và cá nuôi lồng của các hộ dân trên lòng hồ sông Đà bị chết hàng loạt.
Nguyên nhân được xác định do lượng mưa trên thượng nguồn sông Đà ít, mực nước hồ sông Đà xuống thấp, cùng với đó là thời tiết nắng nóng (nhiệt độ lên tới 39-42 độ C), dẫn đến hiện tượng nước sông sục bùn, gây thiếu ôxy trong nước, làm cá tự nhiên và cá nuôi lồng bị chết.
Thống kê cho thấy, từ ngày 2 – 6/7, tổng số cá bị chết của 6 xã trên địa bàn huyện Đà Bắc gần 30 tấn. Cụ thể, xã Nánh Nghê chết 1,4 tấn cá; xã Đồng Ruộng chết 8,4 tấn cá; xã Mường Chiềng chết hơn 10,5 tấn cá; xã Đồng Chum chết hơn 4 tấn cá… Chủng loại cá bị chết chủ yếu là cá lăng, cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá ngạnh, cá bò…
Những công tác của chính quyền trước tình trạng cá chết
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND huyện Đà Bắc thành lập đoàn công tác cùng với Sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND các xã vùng ven hồ Sông Đà chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có.
Yêu cầu các hộ dân có lồng cá tại các vị trí nước cạn. Sục bùn khẩn trương di dời lồng nuôi đến các vị trí nước trong, có dòng chảy. Sử dụng đường ống dẫn nước sạch xuống các lồng nuôi. Để khắc phục nước đục, tăng cường ôxy cho cá… Tạo cho cá một môi trường sống và phát triển sinh trưởng tốt nhất.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tổ chức tìm nơi tiêu thụ đối với các sản phẩm cá còn tươi sống; trục vớt lượng cá bị chết cả khu vực trong lồng nuôi và khu vực hồ tự nhiên; có các biện pháp chế biến, tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Không để cá chết, thối rữa gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh.
Những nguy cơ có thể xảy ra với việc nuôi trồng thủy sản
Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Đà Bắc dự báo, trong những ngày tới trên địa bàn huyện sẽ có mưa. Tuy nhiên, lượng mưa không đủ lớn. Và khó có thể cải thiện nhiều mực nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản của huyện. Mặt khác, thời tiết năng nóng, mức nhiệt cao khả năng sẽ vẫn tiếp tục kéo dài. Do vậy, nguy cơ cao sẽ có thêm nhiều lồng cá tiếp tục bị chết do sục bùn.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Lường Văn Thi – Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, nhiều năm nay, cứ đến mùa khô là hồ Sông Đà mực nước xuống thấp. Nhưng năm nay mực nước lại bị thấp ngay trong mùa mưa.
Nuôi trồng thủy sản là lợi thế trong lĩnh vực phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, mức nước hồ Sông Đà lên xuống thất thường, không được dự báo. Dẫn đến chính quyền và người dân không kịp trở tay. Và đã gây thiệt hại trực tiếp đến kinh tế ở địa phương và nhân dân.
Các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân địa phương
Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc mong muốn, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản có biện pháp tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật để giúp các hộ dân phòng, chống thiệt hại cho các lồng nuôi. Đề nghị ngân hàng giãn nợ, cho người dân vay tiền nuôi cá lồng ở vùng thiệt hại. Sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển.
Ông Thi kiến nghị, Công ty thủy điện Hòa Bình, Công ty thủy điện Sơn La cần thông báo trước kế hoạch khai thác tài nguyên nước trên hồ sông Đà. Để các xã ven hồ sông Đà thuộc hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình biết trước. Vì thể họ có biện pháp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân hai tỉnh.
Có thể thấy việc nuôi trồng của người dân nơi đây không hề dễ dàng. Để người dân cải thiện tình hình hi vọng những người có thẩm quyền phối hợp hơn. Hi vọng chúng ta có thể thấy những mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà phát triển nhiều hơn nữa. Cải thiện được kinh tế cho những tỉnh vùng núi còn nhiều khó khăn như hiện nay. Chúng tôi cũng luôn cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường. Nếu bạn thích tìm hiểu có thể tham khảo thêm những bài viết khác tại trang của chúng tôi nhé.