Trong rất nhiều các bệnh về niệu quản thì căn bệnh sa lồi niệu quản là căn bệnh vô cùng phổ biến. Bệnh này gặp ở nhiều người và nó có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Đúng như tên gọi, bệnh sa lồi niệu quản có đặc điểm là nó có phần niệu quản bị giãn ra và sa lồi vào bên trong. Bệnh này cũng thường xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau và nó có thể xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi nhỏ. Do đó, bố mẹ nhất định cần chăm sóc con đúng cách để giúp các bé tránh được căn bệnh này. Nhờ đó mà các con sẽ không phải lo lắng về bật tật từ khi còn nhỏ. 

Khái niệm sa lồi niệu quản

Sa lồi niệu quản là tình trạng mà niêm mạc niệu quản ở đoạn gần với bàng quang bị giãn thành dạng hình túi và lồi vào lòng của bàng quang. Bệnh lý sa lồi niệu quản thường gặp khi niệu quản đổ vào bàng quang không đúng chỗ, hẹp vị trí đổ vào bàng quang.

Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người lớn, nhưng người ta nhận thấy rằng bệnh hay gặp hơn ở trẻ nhỏ. Với những trẻ bị bệnh sa lồi niệu quản nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, thường kèm theo dị tật thận niệu quản đôi.

Nguyên nhân gây bệnh

– Đối với trẻ nhỏ: Nguyên nhân gây ra thường do dị tật bẩm sinh, sa lồi niệu quản chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ và gặp ở trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Trường hợp ở trẻ nhỏ thường kèm theo thận niệu quản đôi, có thể gặp ở cả hai bên trái phải.
– Đối với người lớn: Bệnh sa lồi niệu quản thường do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hình thành.

Triệu chứng bệnh

Bệnh sa lồi niệu quản thường ít các triệu chứng lâm sàng, đa số biểu hiện bệnh là biểu hiện của các biến chứng.

Triệu chứng ở trẻ em

sa lồi niệu quản ở trẻ

Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như:

– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Trẻ sốt cao, tiểu đục, có thể tiểu máu, tiểu ít. Trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn dẫn tới chậm phát triển cơ thể.

– Rối loạn tiểu tiện: Đái khó trẻ khi đi tiểu thường quấy khóc tiểu xong thì hết, tiểu phải rặn, tiểu rắt.

Dấu hiệu ở người lớn

Các triệu chứng có thể xảy ra như:

– Sỏi niệu quản: Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đái ra sỏi…

– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp. Viêm bàng quang tái phát nhiều lần, bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện như tiểu khó rất thường gặp. Nó có thể gây ra bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, nước tiểu đục. Viêm bàng quang không điều trị gây viêm thận bể thận ngược dòng. Khi đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao rét run, tiểu đục. Họ thaamj chí tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nước tiểu màu đỏ

Những biến chứng nguy hiểm

Sa lồi niệu quản nếu không phát hiện sớm, bệnh diễn biến lâu dài có thể gây ra những biến chứng sau:

– Tình trạng này gây ứ nước lại ở thận và niệu quản lâu dần hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Nếu tình trạng ứ nước kéo dài lâu dẫn đến chức năng thận bị suy giảm, mất chức năng.

– Túi sa niệu quản sa ra bên ngoài.

– Viêm đường tiết niệu, viêm thận bể thận ngược dòng là biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất. Nếu tiến triển nó có thể tiến triển làm suy giảm chức năng thận.

Chẩn đoán bệnh

– Sa lồi niệu quản bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh nhờ các siêu âm thai, sàng lọc dị tật. Nếu không được phát hiện khi sàng lọc trước sinh, thì việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các dấu hiệu cận lâm sàng như:

siêu âm bụng

– Siêu âm bụng tổng quát: Là kỹ thuật đơn giản, hàng đầu trong chẩn đoán tình trạng sa lồi niệu quản. Siêu âm có thể phát hiện được túi sa niệu quản vị trí, kích thước. Nó cũng phát hiện các bất thường khác. Ví dụ như thận niệu quản đôi, ứ nước thận gây giãn đài bể thận, sỏi đường tiết niệu…

– Chụp UIV(niệu đồ tĩnh mạch): Là phương pháp giúp chẩn đoán và đánh giá tình trạng mức độ của bệnh, đánh giá chức năng thận.

Ngoài ra các phương pháp chẩn đoán khác được sử dụng để đánh giá mức độ và phục vụ việc điều trị.

Chuẩn bị cho mổ nội soi

Tiến hành chuẩn bị khi nội soi cần chú ý các bước sau đây.

Trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được giải thích kỹ về những ưu điểm và những biến chứng có thể xảy ra. Đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống, phẫu thuật sẽ được tiến hành sau khi ngừng thuốc chống đông 3 ngày.

Họ cần làm xét nghiệm đông máu. Khi tỷ lệ prothrombine đã tăng lên đến mức như ở người bình thường, bệnh nhân có thể được thay thuốc. Họ có thể chuyển sang thuốc chống đông đường tiêm. Đồng thời, bệnh nhân cũng được yêu cầu ngừng hoặc thay đổi thuốc điều trị những bệnh tim mạch, huyết áp cao trước phẫu thuật. Những người bệnh có nguy cơ bị thiểu năng mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp được làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu trước mổ.

Qúa trình phẫu thuật

Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh được đặt nằm trên bàn mổ. Mông sát hoặc hơi vượt quá bờ dưới của mặt bàn mổ. Hai đùi dạng tối đa, nhưng gấp nhẹ vào bụng. Hai đùi dạng tối đa cho phép di chuyển máy cắt sang hai bên dễ dàng. Cuộc mổ được bắt đầu bằng việc kỹ thuật viên đặt vỏ máy qua niệu đạo vào bàng quang. Tiếp theo, kỹ thuật viên xác định vị trí túi sa lồi. Sau đó cắt mở thành túi, gắp sỏi trong túi sa lồi nếu có.

Sau khi mổ

Sau mổ, bệnh nhân được rửa bàng quang liên tục bằng dung dịch mặn đẳng trươn. Họ cần dùng cho đến khi nước tiểu trong và cho uống kháng sinh dùng 3 ngày đường toàn thân;

Nếu trước mổ đã bị viêm bàng quang, viêm hệ tiết niệu dùng kháng sinh đường toàn thân 1 tuần. Sau mổ 6 giờ người bệnh có thể uống nước, ăn nhẹ. Sau 24 giờ, ăn uống bình thường. Sau 24- 48h, rút ống thông niệu đạo. Người bệnh có thể ra viện, được tiếp tục theo dõi và điều trị ngoại trú.

Bị bệnh về niệu quản nên ăn gì thì tốt?

hoa quả

Nước: Cần chú ý cho người bệnh uống nhiều nước. Điều này giúp tăng bài tiết nước tiểu. Nó giúp làm giảm nồng độ của những khoáng chất. Như vậy sẽ tránh lắng cặn, cải thiện bệnh. Nó giúp ngăn ngừa hình thành sỏi niệu quản. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 8-10 cốc nước. Tức là mỗi ngày uống khoảng 2,5 lít, chia thành nhiều bữa.

Rau quả: nên ăn hoa quả như lê, táo, xoài, dưa hấu. Chúng chứa nhiều citrate tự nhiên như: chanh, quýt, cam, bưởi,…. Ngoài ra người bệnh nên ăn khoảng 400mg rau xanh mỗi ngày. Có thể ăn súp lơ, bắp cải, bầu, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu canxi: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên bổ sung 800-1200mg canxi. Bạn có thể ăn hải sản, sữa, trứng, phô mai, các loại rau xanh đậm,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *