Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm đối với phụ nữ, không chỉ những thay đổi về tâm sinh lý mà còn cả vấn đề dinh dưỡng. Các chị em thường quan niệm mình nên ăn gì, không nên ăn gì, ăn gì nhiều, hạn chế ăn gì … Dưới đây là danh sách các loại rau bà bầu nên hạn chế trong thực đơn.

Khi mang thai, bà bầu cần bổ sung đẩy đủ các chất dinh dưỡng đa dạng để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, trong đó có chất xơ. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có tác dụng dưỡng thai cho sức khỏe bà bầu. Nếu không tin, danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn sau đây sẽ cho bạn biết tác hại nghiêm trọng của nó đối với sự an toàn của mẹ và bé.

Rau ngót gây đau tử cung

Dân gian truyền rằng bà bầu không nên ăn rau ngót. Thực tế nếu thai phụ ăn một lượng lớn rau ngót, tử cung sẽ co bóp dữ dội làm động thai, sảy thai, nhất là ở ba tháng đầu thai kỳ. Trong những tháng cuối thai kỳ và sau sinh, bà mẹ ăn một lượng nhất định rau ngót là nạp đủ lượng đạm cần thiết và tử cung sạch hơn.

Mẹ bầu không nên tiêu thụ rau sam

rau sam có tính hàn khá cao, giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun

Mẹ có biết những loại rau bà bầu không được ăn? Rau sam có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng axit béo omega-3 có trong rau sam rất dồi dào. Đây cũng là loại rau khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên thường được dùng để chế biến món ăn. Mặc dù mang nhiều ưu điểm như vậy nhưng thực tế đây lại là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi lẽ, rau sam có tính hàn khá cao, giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ giun nên sẽ rất dễ gây kích thích mạnh đến tử cung.

Tại sao không nên ăn rau chùm ngây

Có thể chị em sẽ hơi bất ngờ khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn bởi những tác dụng mà nó đem đến. Thậm chí, chùm ngây còn được xem là “thần dược” với hàm lượng dinh dưỡng hơn 90 dưỡng chất. Chỉ riêng phần lá và hoa của chùm ngây đã có thể cung cấp gấp 7 lần hàm lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt và 3 lần lượng kali trong chuối.

Ngoài ra, trong rau chùm ngây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm nhiễm… có khả năng ngăn ngừa khối u, giúp đào thải độc tố, bảo vệ gan và đặc biệt là khả năng chống lại căn bệnh tiểu đường. Vì bên cạnh những dưỡng chất có lợi như trên thì trong rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, một loại hormone có cấu trúc tượng tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co trơn tử cung, từ đó dẫn đến nguy cơ sẩy thai rất cao.

Rau bó xôi chứa nhiều axit oxalic

Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu và rau ngót.

Hàm lượng sắt trong cải bó xôi khá cao. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rau còn chứa nhiều axit oxalic. Khiến cơ thể không hấp thu được chất sắt. Do đó, bà bầu không ăn nhiều rau bó xôi. Tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thêm. Tuy nhiên nếu ăn một lượng vừa phải kèm thêm những món hỗ trợ hấp thu sắt. Như cá, thịt cùng các loại trái cây giàu vitamin C khác.. Thì lại giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Ngải cứu dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu

Theo một vài nghiên cứu cho thấy. Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn ngải cứu và rau ngót. Lý do là vì sao? Loại rau này có công dụng giúp giảm đau cơ. Lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả dẫn đến là nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non rất cao. Sau 3 tháng, khi thai đã cứng cáp. Thì mẹ bầu có thể cho ngải cứu và rau ngót vào thực đơn. Tốt nhất nên ăn ở một mức độ vừa phải. Không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những hậu quả khôn lường nhé.

Rau răm trong danh sách rau bà bầu không nên ăn

Đối với người Việt, rau răm thường được dùng kèm trong các món ăn để làm tăng thêm mùi vị. Giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, rau răm còn có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực và tán hàn. Tuy nhiên, rau răm là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Việc ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong khi giai đoạn mang thai là lúc phụ nữ dễ bị thiếu máu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *