Diện tích đất và đại dương đang ngày càng bị xâm chiếm bởi các hoạt động của con người. Chính vì thế cuộc sống của các sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều quốc gia đã có chủ trương trong việc bảo tồn môi trường. Và mới đây có một tổ chức trên thế giới đã đứng ra kêu gọi và tán thành các đề xuất đó của nhiều quốc gia. Đó chính là tổ chức với việc dẫn đầu các ý tưởng bảo vệ. ASEAN ủng hộ việc bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương. Đây chính là hành động thiết thực và quan trọng bảo vệ sự đa dạng sinh học. Đồng thời với chủ trương như vậy các quốc gia cũng nâng cao được quyền của người dân bản địa.

Đề xuất bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao quyền của người bản địa

Nhân Ngày Đa dạng sinh học Thế giới, ngày càng nhiều quan chức, nhà lãnh đạo bản địa, nhà khoa học và chuyên gia kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN tán thành các đề xuất. Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao quyền của người bản địa. Thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học.

Đề xuất bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao quyền của người bản địa

Sau một năm trì hoãn, các cuộc đàm phán chính thức về Công ước Đa dạng Sinh học đã được nối lại. Và sẽ được tổ chức trong tháng này. Và dự kiến kết thúc tại Côn Minh, Trung Quốc vào tháng 10 năm nay. Khi các đại biểu từ 196 quốc gia – bao gồm tất cả các quốc gia thành viên ASEAN. Tất cả đều tham gia vào các cuộc đàm phán. Và mọi người đều hướng về khu vực ASEAN.

Các thành viên ASEAN đều rất qua trọng trong chiến lược

Là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất trên hành tinh. Các quốc gia thành viên ASEAN có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc phát triển một chiến lược toàn cầu thành công để bảo vệ đa dạng sinh học.

ASEAN dẫn đầu các quốc gia có cùng ý tưởng, ủng hộ việc bảo tồn môi trường và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Và kể từ khi thành lập vào năm 2002 và chiếm 70% đa dạng sinh học toàn cầu.

Trong khi các quốc gia thành viên ASEAN chưa đạt được lập trường chung. Ngày càng có nhiều sự ủng hộ trên khắp thế giới dành cho đề xuất bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương trên hành tinh. Và tôn trọng các quyền của người bản địa. Đồng thời thu hút người bản địa, cộng đồng địa phương tham gia vào công việc này.

Đề xuất 30×30

Đề xuất 30×30 được Liên minh Tham vọng Cao vì Thiên nhiên và Con người (HAC, gồm hơn 60 quốc gia do Costa Rica, Pháp và Anh đồng chủ trì) ủng hộ. Campuchia là thành viên HAC đầu tiên của khu vực ASEAN. Các thành viên châu Á khác bao gồm Nhật Bản, Pakistan và Maldives. Đề xuất 30×30 đã được đưa vào chiến lược dự thảo của Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học như một mục tiêu toàn cầu; các quốc gia sẽ có các cơ hội khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện lãnh thổ của quốc gia đó.

Lợi ích của việc bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương

Nhiều bằng chứng khoa học và dữ liệu kinh tế cho thấy bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương là một cách quan trọng. Như vậy có thể giúp giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu. Bên cạnh các giải pháp lưu trữ carbon, ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng sản lượng thủy sản. Đặc biệt nâng cao các quyền của người bản địa.

Lợi ích của việc bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương

Lợi ích kinh tế là rất lớn: một nghiên cứu độc lập do hơn 100 nhà kinh tế và chuyên gia chuẩn bị cho thấy rằng việc đạt được mục tiêu 30% sẽ tạo ra lợi ích. Về dịch vụ tài chính và hệ sinh thái nhiều hơn chi phí ít nhất 5 lần. Với những lợi ích như vậy, các quốc gia thành viên ASEAN được kêu gọi nên công khai ủng hộ mục tiêu toàn cầu 30×30. Đồng thời thúc đẩy các quyền của người bản địa. Hi vọng các quốc gia và tổ chức ASEAN sẽ chung tay thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Nếu bạn còn thắc mắc gì bạn có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi. Chúng tôi luôn cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *