Nguồn dưỡng chất từ thủy sản và hải sản cho trẻ. Ngoại trừ các loại hải sản có vỏ hoặc mai, các mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột say. Hoặc tán nhuyễn ngày khi trẻ được 6 tháng tuổi thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Thế nhưng lượng đạm trong hải sản nói chung cũng như tôm cua cá thường tác động gây dị ứng cho trẻ. Vì thế nên cho trẻ ăn từ tháng thứ 7 trở lên là tốt nhất. Chú ý điều quan trọng là cho ăn ít một và từ từ tăng số lượng để bé thích nghi dần. Đặc biệt những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.
Mục lục
Nguồn dưỡng chất từ thủy và hải sản
Cá tôm là thức ăn rất tốt vì protein của cá tôm vừa bổ, vừa dễ tiêu, vừa tốt cho sự phát triển của não. Đồng thời cá và hải sản là nguồn thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng và sắt. Dinh dưỡng từ cá và hải sản. Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Theo các chuyên gia, đây là một loại dưỡng chất quan trọng. Góp phần vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega -3 còn rất nhiều tác dụng cho trẻ: Tăng cường miễn dịch. Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Phòng chống chàm: Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Cho bé làm quen với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi. Có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da. Tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn: Trong nhiều công trình nghiên cứu, cá được chứng minh là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi. Tốt cho mắt: Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện tầm nhìn. Duy trì độ chắc khỏe cho xương: Trong hải sản giàu hàm lượng canxi. Rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương.
Thời điểm cho trẻ ăn tốt nhất
Khi nào nên cho con ăn cá và cá loại hải sản. Cá tôm là thức ăn rất tốt vì protein của cá tôm vừa bổ, vừa dễ tiêu, vừa tốt cho sự phát triển của não. Đồng thời cá và hải sản là nguồn thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng và sắt. Cá cũng chứa gấp 2 lần axit omega 3, DHA và EPA, những axit này đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng thận và tế bào não bộ. Hệ thần kinh trung ương, mắt, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
Nên bắt đầu cho trẻ tập ăn cá dần vào khoảng 8-9 tháng tuổi. Bởi đường ruột của các bé ở lứa tuổi này đã bắt đầu có men tiêu hóa các loại thức ăn này. Với một số loại đặc biệt hơn như cua, mực, sò… bạn chỉ nên cho bé thử với số lượng rất nhỏ khi mới bắt đầu ăn. Vì các loại thức ăn này dễ gây dị ứng nhiều các loại cá và đổ biển khác. Lưu ý: Khi bé ốm mệt, chỉ cho bé ăn một số loại các lành tính như cá chép, cá quả, cá bống, cá hồi hoặc cá thu.
Chế biến để cung cấp nguồn dưỡng chất đảm bảo
Thông thường với trẻ nhỏ, các loại cá tươi “gầy” như cá quả, cá rô đồng, cá chép… được lựa chọn cho trẻ ăn nhiều nhất. Tiếp theo là một số loại cá biển đông lạnh như cá thu, cá hồi. Một số cha mẹ thắc mắc rằng có nên cho trẻ ăn mỡ và gan cá trắm không? Về nguyên tắc, mỡ và gan cá nói chung đều tốt vì có chứa một số loại axit béo và tiền vitamin B cần thiết cho cơ thể. Nhưng bạn nên lưu ý kỹ hai điều sau:
Thứ nhất chỉ cho bé ăn một ít một để thử độ hấp thu của bé. Khi cho con ăn cá, người chế biến cần nhặt thật kĩ xương để tránh gây tai nạn cho bé. Không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn hải sản sống dưới dạng gỏi vì vừa dễ có giun sán, vừa dễ gây dị ứng.
Nguồn gốc cá mua cũng cần phải xem cẩn thận vì trong những năm gần đây. Cá tươi ở Việt Nam có một số vùng bị nhiễm độc thủy ngân và một số kim loại nặng do nguồn nước nuôi. Hoặc nước đánh bắt bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp. Trong trường hợp mua phải con cá có hàm lượng thủy ngân hoặc kim loại nặng cao. Gan cá là nơi tích tụ các loại chất độc này. Vì vậy, để tránh bị nhiễm độc. Nếu bạn biết rõ nguồn gốc của con cá đảm bảo, bạn nên cho bé ăn gan cá. Nếu bạn không chắc chắn, bạn cho bé ăn thịt cá cũng đủ tốt rồi.
Lưu ý chuyên gia dành cho cha mẹ
Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại trong dám cho trẻ ăn vì sợ con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Thực tế, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách mới là nguyên nhân chủ yếu. Gây ra các biến chứng như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc. Vì vậy nếu lựa chọn và chế biến đúng cách thì hải sản là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho trẻ. Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao.
Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi. Không ăn hải sản đã chết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé. Không nên cho bé ăn hải sản cùng lúc với trái cây. Vì việc làm này sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể bé.
Lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa. Và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn. Không nên cho bé ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C. Vì trong các loại hải sản chứa rất nhiều Asen hóa trị 5. Chất này khi kết hợp với thực phẩm chứa nhiều Vitamin C thì nó sẽ chuyển hóa thành chất độc, gọi là thạch tín gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.