Báo Tuyết là một trong những loài động vật ăn thịt có khả năng săn mồi vô cùng hung mãnh với sức mạnh vượt trội kết hợp cùng sự nhanh nhẹn và sức bật phi thường, khiến cho những con mồi của chúng phải sợ hãi né xa, quả không hổ danh là “bóng ma” của dãy Himalaya – “kẻ thống trị” những ngọn núi. Tuy nhiên, số lượng cá thể của loài báo này trong tự nhiên đang ngày càng suy giảm và có nguy cơ đối diện với nạn tuyệt chủng. Để biết thêm thông tin chi tiết về Báo Tuyết, mời các bạn cùng khám phá những kiến thức hữu ích trong bài viết sau để hình dung rõ hơn vẻ uy mãnh của loài động vật này.
Mục lục
Sơ lược về Báo Tuyết
Báo tuyết là loài động vật thuộc Bộ Ăn Thịt, Họ Mèo chúng phân bố ở 12 quốc gia khác nhau ở khu vực Trung Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Nga, Mông Cổ, Afghanistan..). Với sức mạnh và khả năng tuyệt đỉnh của Báo tuyết, có thể di chuyển ở những sườn dốc thẳng đứng. Cơ chân sau của Báo Tuyết được cấu tạo giúp nâng cao khả năng nhảy, kết hợp cùng với đuôi dài giúp sự cân bằng và nhanh nhẹn. Ngoài ra, Báo Tuyết còn được mệnh danh là “Vua của những ngọn núi”.
Một số thông tin tổng hợp về loài động vật này:
- Tên thường gọi: Báo tuyết
- Tên khoa học: Panthera uncia
- Loại: Động vật có vú
- Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
- Số lượng cá thể hiện nay: Ước tính 4,080-6,590 cá thể
- Kích thước: khoảng 1-1,5 mét; đuôi 0,9 mét
- Trọng lượng: 27-54 kg
- Tình trạng trong Sách Đỏ: Nguy cấp (Endangered)
Đặc điểm của Báo Tuyết
Bộ lông của báo tuyết có màu trắng đến xám với những đốm đen trên đầu và cổ, nhưng những mảng đốm hoa hồng lớn hơn ở lưng, hai bên sườn và đuôi rậm rạp, trắng. Cơ thể chúng có nhiều lông, lông dày với lông dài từ 5 đến 12 cm. Tai nhỏ và tròn. Cơ thể của chúng rất chắc, chân ngắn và hơi nhỏ hơn những con mèo khác thuộc chi Panthera, đạt đến chiều cao vai 56 cm, và từ đầu đến kích thước cơ thể từ 75 đến 150 cm. Đuôi của chúng dài từ 80 đến 105 cm. Đôi mắt màu xanh nhạt hoặc xám. Mõm ngắn và hốc mũi lớn. Báo tuyết thường nặng từ 22 đến 55 kg. Với con đực lớn thường xuyên đạt khối lượng 75 kg. Con cái nhỏ khoảng dưới 25 kg.
Bàn chân rộng và có lông trên mặt dưới của chúng. Do đó giúp tăng độ bám của chân trên các bề mặt dốc và không ổn định. Nó cũng giúp giảm thiểu tổn thất nhiệt. Đuôi dài và linh hoạt của con báo giúp duy trì thăng bằng trên các sườn dốc và gập ghềnh trong môi trường miền núi của chúng. Đuôi cũng rất dày do lưu trữ chất béo. Đuôi cũng phủ lông rất nhiều. Điều này cho phép con vật sử dụng nó như một tấm chăn bảo vệ. Chúng dùng để che mũi và miệng của mình trong khi ngủ.
Môi trường sống và thức ăn
Báo tuyết là loài động vật đặc hữu vùng núi cao Trung Á, chúng được bao bọc cơ thể bởi một lớp lông dày, kích thước bàn chân rộng – có lông phủ, hoạt động như những chiếc giày đi tuyết. Vào mùa hè, chúng thường sống ở khu vực đồng cỏ ven núi, các khu rừng thuộc vùng núi cao.
Thức ăn của Báo Tuyết thường là Cừu hoang Himalaya (Cừu Bharal). Tuy nhiên chúng cũng được biết là loài động vật ăn tạp, với sức mạnh của mình. Chúng có thể hạ gục con mồi với cân nặng gấp 3 lần cơ thể mình. Chúng sẽ ăn tất cả những gì mà chúng tìm thấy. Chẳng hạn như thỏ rừng, chim, thịt thối rữa, cỏ, lá cây, cành cây. Thậm chí có trường hợp đã vào nhà dân để ăn thịt gia cầm, dê…
Số lượng loài Báo Tuyết đang giảm
Được Liên minh Quốc Tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đưa vào tình trạng Nguy cấp (Endangered) năm 1972, Báo Tuyết là một trong số những loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần. Lý do chủ yếu là nạn săn bắn trái phép. Mục đích để buôn bán nội tạng sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài ra, chúng luôn tấn công các loài động vật nuôi trong nhà. Thế nên thường bị săn lùng và giết chết bởi những người chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó, tình trạng nóng lên toàn cầu cũng khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Một số thông tin thú vị khác
– Chân sau của loài báo này giúp chúng có thể nhảy lên độ cao bằng 6 lần chiều dài cơ thể (khoảng 15 mét).
– Sở hữu một chiếc đuôi dài gần 1 mét, Báo Tuyết thường cuốn quanh cơ thể mỗi khi nghỉ ngơi để tránh cảm lạnh.
– Ngoài số lượng trong tự nhiên, hiện nay trong các vườn thú trên thế giới ghi nhận đã nuôi và bảo tồn hơn 600 cá thể Báo Tuyết.