Phổi là bộ phận giúp chúng ta có thể duy trì hơi thở để đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Không có phổi thì khó duy trì sự sống là điều dễ hiểu. Không chỉ vậy, các bệnh về phổi còn ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như hô hấp của cơ thể, mạch máu trong cơ thể. Do đó, cần phân loại các bệnh về phổi để có thể nhận biết và điều trị kịp thời. Bài viết này chúng ta có chia ra các bệnh về phổi theo từng phân loại. Các bạn nên đọc kỹ để tích lũy kiến thức cho mình và sử dụng khi cần thiết. Nhờ đó có thể bảo vệ mình cũng như gia đình trong tương lai.

Vai trò của phổi

Con người có hai phổi, phổi phải và phổi trái. Chúng nằm trong khoang ngực. Cả hai phổi đều có rốn phổi, nơi các mạch máu, hạch bạch huyết và đường dẫn khí đi vào phổi. Thường có ba động mạch, hai động mạch đến phổi trái và một động mạch đến phổi phải và chúng phân nhánh dọc theo phế quản và tiểu phế quản. Tuần hoàn phổi mang máu khử oxy từ tim đến phổi và đưa máu giàu oxy đến tim để cung cấp cho phần còn lại của cơ thể. Lượng máu của phổi trung bình khoảng 450 ml, khoảng 9% tổng lượng máu của toàn bộ hệ thống tuần hoàn.

Chức năng chính của phổi là trao đổi khí giữa phổi và máu. Sự trao đổi diễn ra tại hàng rào mao mạch phế nang dày khoảng 0,5- 2 m, cung cấp diện tích bề mặt cực lớn (ước tính dao động trong khoảng từ 70 đến 145 m2) để trao đổi khí xảy ra.

Bệnh ảnh hưởng đến hô hấp

hen suyễn

Khí quản được chia ra thành các ống phế quản và lần lượt phân nhánh để trở thành các ống nhỏ trong phổi. Khí phế thủng được gây ra bởi tổn thương ở kết nối giữa các phế nang. Nguyên nhân của bệnh này thường là do hút thuốc (bệnh khí phế thủng làm hạn chế luồng không khí, gây ảnh hưởng tới đường hô hấp). Các bệnh ảnh hưởng đến đường hô hấp bao gồm:

– Hen suyễn: đường hô hấp bị viêm lâu dài và đôi khi có thể co thắt, gây nên việc thở khò khè và khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): các bệnh phổi có thể gây nên khó thở do đường thở bị hẹp.

– Viêm phế quản mãn tính: một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với triệu chứng ho có đờm kéo dài.

– Khí phế thủng: một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm cho phổi căng phồng quá mức. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong lúc thở ra.

– Viêm phế quản cấp: Nhiễm trùng đột ngột đường hô hấp, thường là do vi-rút.

– Xơ nang: Bệnh di truyền khiến việc loại bỏ dịch nhầy khỏi phế quản kém dần. Dịch nhầy bị tích tụ gây ra nhiễm trùng phổi lặp lại nhiều lần.

Bệnh về phổi ảnh hưởng đến phế nang

Đường hô hấp được tách dần thành các ống nhỏ (tiểu phế quản) và cuối cùng là một nhóm túi khí gọi là phế nang. Những túi khí này là cấu phần chính của mô phổi. Các bệnh về phổi ảnh hưởng đến phế nang bao gồm:

– Viêm phổi: tổn thương tổ chức phổi do tình trạng viêm nhiễm phế nang, thường do nhiễm khuẩn.

– Bệnh lao: tình trạng viêm phổi tiến triển chậm gây nên bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

– Phù phổi: tình trạng dịch rò rỉ từ các mạch máu nhỏ ở phổi vào trong phế nang và các khu vực xung quanh. Bệnh phù phổi có thể được gây nên bởi tình trạng suy tim hoặc tổn thương trực tiếp tới phổi.

– Hội chứng suy hô hấp cấp: gây nên bởi các tổn thương nghiêm trọng và đột ngột ở phổi do các bệnh nặng. Hỗ trợ sống cùng với thở máy thường cần thiết cho đến khi phổi phục hồi.

– Bệnh bụi phổi: một nhóm bệnh gây nên bởi việc hít các chất có hại cho phổi. “Bệnh phổi đen” là một ví dụ của bệnh bụi phổi được gây nên bởi việc hít bụi than và amiăng.

Bệnh ảnh hưởng đến kẽ phổi

Kẽ phổi là lớp màng mỏng giữa các phế nang. Các mạch máu nhỏ đi qua kẽ phổi và tạo điều kiện trao đổi khí giữa phế nang và máu. Một số bệnh về phổi có ảnh hưởng tới kẽ phổi:

Bệnh phổi kẽ: một nhóm bệnh làm ảnh hưởng tới kẽ phổi. U hạt, xơ hoá phổi tự phát và bệnh tự miễn là một trong số nhiều loại bệnh phổi kẽ.
Các loại viêm phổi và phù phổi cũng có thể ảnh hưởng đến kẽ phổi.

Bệnh ảnh hưởng tới mạch máu

đau tức ngực

Nhĩ phải của tim nhận về máu với lượng oxy thấp từ các tĩnh mạch và thất phải co bóp máu tới phổi qua động mạch phổi. Các mạch máu này cũng có thể bị ảnh hưởng do bệnh.

– Thuyên tắc phổi: tình trạng huyết khối (thường ở tĩnh mạch sâu) di chuyển tới tim và sau đó được co bóp tới hổi. Huyết khối thường tắc ở động mạch phổi và gây ra tình trạng khó thở và thiếu oxy máu.

– Tăng áp động mạch phổi: nhiều loại bệnh có thể dẫn đến sự tăng huyết áp trong động mạch phổi. Bệnh này có thể gây nên tình trạng khó thở và đau tức ở ngực. Khi không xác định được nguyên nhân, bệnh sẽ được coi là tăng áp phổi nguyên phát.

Bệnh ảnh hưởng đến màng phổi

Màng phổi là lớp thanh mạc bao quanh phổi và lót mặt trong của lồng ngực. Một lượng dịch nhỏ tạo điều kiện cho màng phổi trượt qua phổi với mỗi nhịp thở. Các bệnh màng phổi bao gồm:

– Tràn dịch màng phổi: sự tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Nguyên nhân chính của bệnh này thường là viêm phổi hoặc suy tim. Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều, đường hô hấp sẽ bị cản trở và cần được dẫn lưu.

– Tràn khí màng phổi: khí có thể xuất hiện trong khoang màng phổi và gây xẹp phổi. Để dẫn lưu màng phổi, một chiếc ống thường được đặt qua lồng ngực.

– U trung biểu mô: một loại ung thư hiếm gặp xảy ra trong lớp màng phổi. U trung biểu mô thường xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với khí amiăng.

Bệnh ảnh hưởng đến lồng ngực

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ ở người

Lồng ngực cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hít thở. Các cơ kết nối xương lồng ngực và giúp lồng ngực giãn ra. Cơ hoành hạ xuống với từng nhịp thở và cũng góp phần giãn lồng ngực.

– Hội chứng giảm thông khí do béo phì: thừa trọng lượng ở vùng ngực có thể gây khó khăn cho lồng ngực khi giãn ra. Các vấn đề nghiêm trọng về việc hít thở có thể xảy ra.

– Bệnh thần kinh cơ: tình trạng chức năng kém của các dây thần kinh điều khiển các cơ hỗ trợ thở, dẫn đến khó thở. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ và nhược cơ là các ví dụ của bệnh thần kinh cơ.

Kết luận

Các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Việc hút thuốc lá, hiện tượng nhiễm trùng và đột biến gen là những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi. Có nhiều loại ung thư phổi và có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của phổi. Hầu hết các loại ung thư đều bộc phát từ phần chính của phổi trong hoặc gần phế nang. Loại ung thư, vị trí và tình trạng di căn ở phổi sẽ quyết định các kế hoạch điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *