Chấn thương dẫn đến chảy máu vốn rất phổ biến trong cuộc sống va chạm hiện tại. Dù những vết thương do vết cắt hay vết xước đơn giản, mức độ nông hay sâu cũng đều cần phải cầm máu nhanh để đảm bảo sức khỏe của bạn. Thường thì những vết thương này có thể được điều trị tại nhà nhưng điều quan trọng là người chăm sóc hay chính bản thân bạn cần phải biết cách cầm máu thế nào vừa hiệu quả, vừa an toàn cũng như tránh nhiễm trùng, đảm bảo tính thẩm mỹ về sau của vết thương. Đừng ngại học hỏi những điều mới, vì đó là cơ hội để bạn chăm sóc bản thân tốt hơn.
Những thứ dùng để cầm máu bằng phương thức dân gian
- Bột cà phê
Áp bột cà phê lên vết thương để ngăn chặn chảy máu. Cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương nhanh. Đây là thủ thuật đơn giản nhất có thể sử dụng tại nhà để cầm máu nhanh.
- Nghệ
Tương tự như bột cà phê, bạn có thể đắp bột nghệ lên các vết thương hở để cầm máu. Nghệ không chỉ dừng máu chảy trong vài phút mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Đá lạnh
Áp một hòn đá lạnh lên vết thương hở để cầm máu.
- Túi trà
Nhúng một túi trà trong nước lạnh rồi nhẹ nhàng áp lên vết thương khoảng 1 đến 2 phút. Túi trà sẽ làm ngưng chảy máu và hình thành máu đông ở vết thương. Nguyên nhân trà được sử dụng là vì trà có chứa chất tannin, một chất có tác dụng cầm máu, có nghĩa là chúng sẽ làm cho máu mau đông lại. Tanin không chỉ giúp làm se, làm co mạch máu mà đây còn là một loại chất khử trùng tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết thương không bị nhiễm trùng.
- Kem đánh răng
Dùng kem đánh răng để cầm máu cho các vết cắt nhỏ. Nó có tác dụng làm se, ngừng chảy máu và nhanh lành vết thương.
- Kính
Đặt một mảnh kính sạch trên vết thương hở và giữ nó một lúc. Nó kích hoạt quá trình đông máu của vết thương, xong hãy sử dụng nó một cách cẩn thận.
- Tinh bột ngô
Đắp tinh bột ngô trực tiếp trên các vết thương, nó sẽ hấp thụ máu và giúp đông máu.
Khi nào thì bạn đến gặp bác sĩ?
Có một số loại chảy máu có thể được xem là nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm:
- Máu chảy ồ ạt ra từ vết thương
- Máu không ngừng chảy ra từ vết thương
- Băng quấn thấm máu
- Vết thương mất một phần cơ thể
- Nạn nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn hoặc bất tỉnh
Trong những trường hợp này, người cứu chữa ban đầu cần thực hiện cầm máu song song với đó là tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức. Ngoài ra, trong các trường hợp khác, ngay cả khi máu đã ngừng chảy, vẫn nên thăm khám lại với bác sĩ nếu:
- Vết thương có thể cần khâu khép miệng
- Bụi bẩn không thể được loại bỏ dễ dàng khỏi vết thương
- Không loại trừ được khả năng có thể bị chảy máu bên trong
- Có dấu hiệu sốc mất máu
- Có dấu hiệu của nhiễm trùng
- Vết thương chảy máu là do động vật cắn hoặc đâm kim, vật sắc nhọn
- Chưa tiêm phòng uốn ván trong 5 năm qua
Kết luận
Tóm lại, chảy máu không kiểm soát là nguyên nhân số một có thể ngăn ngừa được giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do chấn thương. Do đó, biết cách cầm máu hoặc kiểm soát chảy máu là rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp chảy máu nhẹ có thể chỉ cần bình tĩnh, hành động đúng đắn để cầm máu nhanh tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Khi máu đã ngừng chảy, các vết thương nhỏ cũng nên được băng lại để tránh nhiễm trùng.