Phổi là bộ phận rất quan trọng ở người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh phổi. Chúng ta cần phải chăm sóc phổi thật tốt để cơ thể khỏe mạnh và không gặp khó khăn gì. Tắc mạch phổi là một trong nhiều bệnh có thể gây ra bất tiện sinh hoạt trong cuộc sống. Đặc biệt, những người bị bệnh này đều có thể bị các triệu chứng như đau tức ngực, ho ra máu, khó chịu cơ thể, bị nôn mửa,…Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu lạ như thế này thì cần chú ý đến bản thân và nên đi khám. Như vậy sẽ có cơ hội phát hiện bệnh sớm và có thể điều trị kịp thời. 

Khái niệm bệnh tắc mạch phổi

Tắc mạch phổi ( thuyên tắc mạch phổi) là tình trạng tắc động mạch phổi. Máu lưu thông qua phổi từ tim phải để lấy oxy và bỏ khí carbon dioxide sau đó lại lưu thông từ phổi trở về tim trái để được bơm ra phần còn lại của cơ thể. Tắc mạch phổi là trong phổi xuất hiện một cục máu đông lọt vào mạch máu và làm tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu. Tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác đến phổi bị tắc nghẽn.

Tắc mạch phổi ở tim phải và chân

Tình trạng tắc nghẽn tại phổi khiến cho áp suất dội ngược lên tim phải khiến tim phải bị phình to và co bóp nặng nề hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến tim trái, do bị tim phải chèn ép. Huyết áp sẽ bị giảm xuống nếu tim trái không được bơm đủ máu.

khó thở

Tắc mạch phổi dùng để chỉ huyết khối bị vỡ và trôi nổi trong mạch máu, có thể có nhiều huyết khối. Huyết khối tĩnh mạch sâu là các huyết khối không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch.

Thường thì các huyết khối được hình thành trong tĩnh mạch ở chân sẽ trở thành tắc mạch phổi. Các huyết khối có thể di chuyển vào các vùng khác nhau của một hoặc của cả hai phổi. Mức độ nghiêm trọng do tình trạng tắc mạch phổi gây ra phụ thuộc vào lượng máu không đến được phổi là bao nhiêu. Bên cạnh, các huyết khối tĩnh mạch chi dưới, thuyết tắc mạch phổi có thể xuất từ các tĩnh mạch thận, chi trên hoặc tim phải.

Khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi

Cục máu đông hình thành và phát triển trong tĩnh mạch ở chân, cánh tay thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở tay hoặc chân, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bị tổn thương như đau, sưng, nóng, đỏ. Để phát hiện cục máu đông, các cuộc khảo sát lưu lượng máu tĩnh mạch như siêu âm Doppler sẽ được thực hiện. Việc điều trị các khối huyết tĩnh mạch sâu sớm giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bị tắc nghẽn mạch phổi.

Dấu hiệu bệnh

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh tắc mạch phổi như:

ho ra máu

– Khó thở, chóng mặt: đây là triệu chứng phổ biến nhất, bệnh tiến triển khá nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 17% bệnh nhân bị ngất có cục máu đông trong phổi.

– Đau ngực: bạn sẽ cảm thấy đau khi hít thở thật sâu, đây chính là dấu hiệu của bệnh thuyên giảm tắc phổi.

– Ho ra máu: kèm với cả dịch nhầy. Dấu hiệu này thường ít gặp và nó cũng cảnh báo người bệnh có thể mắc bệnh ung thư phổi. Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm.

– Những bệnh nhân bị tắc mạch phổi bị đau ngực, ho ra máu thường đi kèm với các triệu chứng tuần hoàn khác như tim đập nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp giảm, sốc…

– Bệnh nhân có thể bị đau ngực kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

– Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tắc mạch phổi có thể cảm thấy choáng váng và mất ý thức, da trở nên xanh tái, nôn mửa.

Yếu tố nguy cơ

Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Phụ nữ béo phì

– Phụ nữ sau khi sinh

– Bệnh nhân sau phẫu thuật tim hoặc bị đột quỵ, đau tim

– Người bệnh bị chấn thương nặng, gãy xương hông hoặc xương đùi

– Ngồi lâu trên tàu xe, máy bay hoặc sau một thời gian dài không vận động

– Các phẫu thuật dễ gây tụ huyết khối như phẫu thuật ở chân, bụng, hông, não

– Bị ung thư: khối u có khả năng tổng hợp và tiết ra những chất tiền đông máu.

– Đồng thời, việc hóa trị liệu cũng làm tăng nguy cơ tạo huyết khối tĩnh mạch

– Bị đột quỵ hoặc suy tim

– Bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng

– Phụ nữ dùng thuốc tránh thai

Khi không có bất cứ một yếu tố nào trong số các yếu tố trên không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa . Hãy để bản thân được thăm khám và được chẩn đoán sớm.

Phương pháp phòng bệnh

Để phòng tránh tình trạng bị tắc nghẽn mạch phổi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

mặc quần áo thoải mái

– Không nằm hoặc ngồi quá lâu, nên thường xuyên vận động.

– Duy trì mức cân nặng hợp lý.

– Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng đông dự phòng nếu bạn bắt buộc phải nằm bất động.
– Nên mặc quần áo thoải mái, không quá bó sát để tránh tình trạng máu không lưu thông.

– Không hút thuốc.

– Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để điều trị.

Những bệnh nhân bị bệnh nội khoa, phụ nữ mang thai, đối tượng hạn chế đi lại cần đặc biệt lưu ý. Bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế uy tín. Như vậy bạn sẽ được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Thực phẩm nên kiêng

– Muối: muối gây ra tình trạng tích trữ nước, ảnh hưởng lớn tới quá trình hô hấp của người bệnh. Một bữa ăn không nên chứa quá 300mg natri.

– Trái cây gây đầy hơi như táo, mơ, đào,….Bạn có thể sử dụng trái cây ít lên men như các loại quả mọng: nho, việt quất, dứa, dâu tây,…

– Rau và đậu tạo khí gas: Đậu, bắp cải, súp lơ, tỏi tây, hành, đậu nành,…

– Socola:  Socola chứa nhiều caffeine, chúng ảnh hưởng nhiều tới thuốc bạn đang sử dụng để điều trị COPD.

– Đồ chiên rán: gây đầy hơi, khó tiêu, chúng chứa nhiều gia vị và cũng ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của bạn. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ chúng.

Kết luận

Tắc mạch phổi là tình trạng tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu. Sự tắc nghẽn này khiến cho việc trao đổi khí bị gặp nhiều trở ngại. Tắc mạch phổi khiến cho người bệnh bị suy giảm hô hấp, đồng thời giảm chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *