Có lẽ tất cả chúng ta đều mong muốn có một thân hình thật đẹp để có thể diện trên mình những bộ cánh mát mẻ mỗi khi Hè đến. Đó cũng chính là lý do đa số chúng ta đều có tinh thần lao vào công cuộc giữ dáng trong những ngày nóng bức như thế. Thế nhưng, mới đây, các nhà khoa học đã đem đến một tin không mấy vui vẻ cho điều này: luyện tập thể thao mùa hè trên thực tế lại ẩn chứa nhiều nguy cơ rất có hại đối với sức khỏe.
Với tình trạng thời tiết thất thường của khí hậu mùa Hè ở những vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì việc luyện tập thể thao ngoài trời quả là cực kỳ khó khăn. Thậm chí, có nơi đã đạt ngưỡng nhiệt độ 40°C. Gây nên các triệu chứng vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể của bạn. Vậy, chúng ta cần làm gì để có thể tiếp tục duy trì chế độ tập luyện trong tiết trời nóng bức ngày Hè này? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe xoay quanh về vấn đề này nhé.
Mục lục
Các triệu chứng sốc nhiệt
Đột quỵ hoặc kiệt sức do nhiệt (hay còn được gọi với cái tên say nóng lúc hoạt động vật lý – EHI). Không chỉ gây khó khăn cho việc luyện tập thể thao. Mà cỏn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Nhiều người thường lầm tưởng đây chỉ là “tác dụng phụ” của việc tập luyện cường độ cao. Chính vì thế, bạn cần lưu ý đến tình trạng của cơ thể nhiều hơn thay vì cứ miễn cưỡng tiếp tục.
Theo Michael Bergeron – Tiến sỹ tại Major League Soccer – nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đổ mồ hôi, miệng khô khốc; đồng thời nhịp tim cao hơn bình thường, thở nhanh, đau đầu. Hoặc thậm chí là buồn nôn thì tốt nhất, bạn nên dừng lại ngay việc bạn đang làm. Di chuyển đến nơi có bóng râm hoặc điều hòa nhiệt độ. Không những thế, bạn sẽ cần đến các trợ giúp y tế kịp thời nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn; đơn cử như nói sảng hoặc mất ý thức.
Tránh luyện tập thể thao vào giờ cao điểm
Trên thực tế, vào buổi sáng khi trời còn se lạnh hoặc buổi chiều khi đã hạ nhiệt chính là những thời điểm luyện tập lý tưởng. Được các chuyên gia y tế khuyến khích. Đây là điều cần đặc biệt lưu ý đối với các quý ông đã quen với thời tiết mát mẻ. “Khi nhiệt độ vượt mức 27°C và độ ẩm lớn hơn 75% trong không khí. Nguy cơ dẫn đến các chấn thương do nhiệt thường rất lớn,” Micah Zuhl – Tiến sỹ, trợ lý Giáo sư tại trường Đại học New Mexico – cho biết. Không những thế, theo ông, nếu nhiệt độ ngoài trời đạt mức 32°C. Tốt hơn hết là bạn nên bỏ qua buổi luyện tập thể thao ngày hôm đó.
Hãy cung cấp đủ nước
Bên cạnh việc thoa kem chống nắng. Quý ông cũng cần lưu ý nên tránh các loại thức uống lợi tiểu như caffeine hoặc có cồn. Trước khi luyện tập thể thao trong tiết trời nóng. Ngược lại, hãy uống đủ nước lọc trước và sau các buổi tập luyện. “Uống đủ nước cũng quan trọng như việc hít thở vậy,” – Tiến sỹ Chris Mohr chia sẻ. “Lượng nước chúng ta uống sẽ giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất như natri, kali. Không chỉ nước uống, những món ăn hằng ngày của chúng ta cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình này.”
Tập thể thao mùa hè không nên tắm nước lạnh
Nhiều người thường giải nhiệt cơ thể sau khi tập luyện thể thao bằng cách tắm nước lạnh. Nhưng khi ấy, lỗ chân lông của cơ thể bạn dãn ra để tiết mồ hôi. Khi ấy nước sẽ thấm nhanh qua lỗ chân lông của bạn gây nhiễm lạnh. Hoặc khiến bạn sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi…
Ngoài ra, nếu gặp nước lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi đột ngột làm co mạch. Tạo cục máu đông gây tắc động mạch và gây ra đột quỵ. Vì thế, sau khi tập luyện xong, bạn nên dùng khăn bông thấm mồ hôi. Và ngồi nghỉ khoảng 20 phút để nhiệt độ cơ thể ổn định hơn rồi mới vào phòng tắm.