Ai Cập cổ đại với những bí ẩn và các câu chuyên về những tù nhân chịu cảnh lưu đày luôn trở thành đề tài nghiên cứu gây chú ý. Theo truyền thuyết, tại những nơi tiến hành xử phạt, những tù nhân phải chịu các cảnh khắc nghiệt. Đối với lịch sử nghiên cứu, đây là những hình phạt man rợ, có tính sát thương đồng loại. Theo đó, những tù nhân tại đây bị cắt mũi. Họ trở nên dị dạng. Cũng theo nghiên cứu, đây là cách mà họ bị nhận diện, kì thị. Họ bị đối xử hoàn toàn khác với những người bình thường. Thành phố Ai Cập cổ xưa được nhắc đến mang tên Rhinocolura. Pháo đài nổi tiếng mà ngày nay ghi nhận những dấu tích, cuộc sống sinh hoạt một thời.

Bí ẩn của thành phố Ai Cập cổ đại Rhinocolura

Thành phố xử phạt những người phạm tội

Rhinocolura được xây dựng cách đây hơn 3.000 năm ở gần thành phố Gaza. Người Hy Lạp đã lấy cái tên đó đặt cho thành phố dựa theo những bộ mặt biến dạng của cư dân nơi đây. Những người đã bị cắt mất mũi trước khi bị đày đến thành phố này. Đây là cách mà họ dùng như một hình phạt cho tội lỗi họ đã mắc phải.

Quả thực, nhiều người sẽ thấy kì lạ vì những khám phá cho thấy điều này. Toàn bộ người dân thành phố đều khiếm khuyết về mũi. Các cư dân của thành phố Ai Cập cổ đại Rhinocolura là những người bị cắt mất mũi. Một hình vẽ minh họa việc thực hiện hình phạt ở Ai Cập cho thấy phương pháp này quá man rợ. Hình ảnh cho thấy tất cả những tội phạm đều bị chịu những cảnh tù tội đau đớn này.

Bí ẩn của những tù nhân bị hành xử trong thành phố Ai Cập cổ đại

Tất cả phạm nhân ở đây đều có án tù chung thân. Họ bị giam cầm bên trong những bức tường thành. Nơi giam cầm luôn có lính đứng trên các tháp canh cao khoảng 20 mét giám sát.

Mục đích của việc cắt mũi là nếu bất cứ ai chạy trốn khỏi nơi này đều sẽ bị nhận ra.  Minh chứng rõ nhất do bộ mặt biến dạng của họ. Cuộc sống bên trong thành phố này cũng hoàn toàn khắc nghiệt. Mọi sinh hoạt bị thay đổi, tất cả trở nên khốn khó. Theo nghiên cứu cũng cho hay, tại đây, nước uống lúc nào cũng thiếu thốn. Những phạm nhân tự quản bằng “luật rừng”. Sự thực ghê rợn này về sau đang được nghiên cứu và chỉ rõ hơn.

Người Ai Cập tin rằng, bất cứ nạn nhân nào trong thành phố, tàn bạo này cũng đã một thời là thủ phạm. Mà thủ phạm thì bị đối xử không như họ mong muốn. Nghiên cứu cho hay thêm nhiều điều. Có rất ít bằng chứng lịch sử về thành phố này từ thời đó. Điều này khiến cho một số chuyên gia nhìn nhận nó chỉ là một truyền thuyết bí ẩn. Và phải hàng nghìn năm sau, người ta mới phát hiện ra những bằng chứng của việc xây dựng và tồn tại thành phố này.

>> Xem thêm: Phát hiện tác phẩm nghệ thuật cổ xưa, lâu đời nhất thế giới

Ý kiến của các nhà khoa học về phương pháp hành xử cắt mũi

Những người Ai Cập cổ xưa bị cắt mũi

Theo nhà sử học Hy Lạp Diodorus Siculus, thành phố nằm ở dải đất kéo dài của một sa mạc. Mảnh đất chạy dọc biên giới giữa Ai Cập cổ đại và Israel. Vào thế kỷ I trước Công nguyên, ông đã viết rằng, pháo đài này do Quốc vương Ethipia Actisanes cho xây dựng. Ông dùng để làm nơi lưu đày những kẻ phạm tội trộm cướp. Những người bị giải đến đây đều đã chịu hình phạt cắt bỏ mũi, không còn nguyên vẹn như xưa

Nhà sử học Hy Lạp Strabo viết rằng, Rhinocolura là nơi nhốt những người Ethiopia có âm mưu xâm lược Ai Cập. Do vậy, họ phải chịu hình phạt là đương nhiên. Bên cạnh đó, còn có nhiều bằng chứng khác cho thấy, cắt mũi là hình phạt phổ biến vào thời Ai Cập cổ đại.

Mũi là một bộ phận quan trọng trên cơ thể. Việc bị cắt bỏ mũi khiến nạn nhân bị lệch lạc cả về cấu tạo cơ thể lẫn tính cách và giá trị cá nhân. May mắn thay, chúng ta không còn phải chứng kiến những cảnh xử phạt tàn bạo, mang tính sát thương đồng loại như xưa kia. Bạn có thể khám phá thêm các bài viết thú vị khác tại chuyên mục khảo cổ học của chúng tôi. Hãy góp ý cho chúng tôi những công trình nghiên cứu của bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *