Cam thảo là cây thuộc họ đậu, củ có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Rễ cam thảo có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, có thể giúp chống lại chứng trầm cảm bằng cách tiêu diệt các hormone căng thẳng. Rễ cây này là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho các tình trạng sức khỏe khác nhau như chứng ợ nóng, mùi cơ thể, hen suyễn, lang ben, nấm candida và nhiễm vi rút.

Hơn thế nữa, loại thảo mộc này còn có thể hỗ trợ điều trị loét, các vấn đề về gan, bệnh lao, lở loét, mệt mỏi mãn tính, viêm khớp, hói đầu và HIV. Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy tiêu thụ cam thảo khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh.

Glycyrrhizin có trong cam thảo gây hại cho thai phụ

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là glycyrrhizin.

Theo Fox News, kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Phần Lan do Katri Raikkonen dẫn đầu nghiên cứu thói quen ăn cam thảo của hơn 1.000 bà mẹ sinh con vào năm 1998. Họ nhận thấy con của những người ăn hơn 500 mg glycyrrhizin tương đương gần 4 kg cam thảo mỗi tuần thì có chỉ số IQ thấp hơn và dễ bị tăng động giảm chú ý gấp 3 lần. Bên cạnh đó, trẻ gái có mẹ ăn nhiều cam thảo lúc mang bầu về sau đã dậy thì sớm.

Nhóm tác giả nhận định. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là glycyrrhizin. Thành phần làm ngọt tự nhiên có trong cam thảo cùng một số loại thảo dược khác. Hấp thụ glycyrrhizin khiến nồng độ hormone stress cortisol tăng cao. Từ đó xáo trộn quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.”Nếu có thể, hãy tránh ăn cam thảo suốt thai kỳ”, Katri Raikkonen khuyến cáo.

Tác dụng xấu của cam thảo đối với mẹ bầu

Các chuyên gia đã đưa ra những tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng rễ cây cam thảo khi mang thai có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe sau đây:

Sẩy thai, sinh non

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa loại thảo dược này và thời gian mang thai. Kết quả, nếu vô tình hấp thụ chiết xuất rễ cam thảo quá nhiều. Nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non ở mẹ bầu sẽ tăng gần gấp đôi.

Ảnh hưởng đến trí não bào thai

Loại thảo dược này còn dẫn đến suy yếu nhau thai.

Loại thảo dược này còn dẫn đến suy yếu nhau thai. Hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có nguy cơ gây căng thẳng cho em bé trong bụng. Từ đó dẫn đến một loạt tác động bất lợi đối với sự phát triển não của thai nhi. Làm giảm chỉ số thông minh. Và gia tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ khi bé lớn lên.

Tình trạng kém phát triển kỹ năng nhận thức ở trẻ nhỏ cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng rễ cam thảo trong thời gian dài. Bé có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh. Như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Trẻ nhỏ gặp vấn đề sinh sản

Rễ loại cây này có tác dụng tương tự như estrogen. Và có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi; nếu mẹ bầu sử dụng với số lượng lớn trong thời gian mang thai. Thai nhi nam tiếp xúc với nồng độ estrogen cao. Sẽ tăng cơ hội nảy sinh tình trạng bất thường ở tinh hoàn. Từ đó dẫn đến vô sinh ở nam giới. Trong khi đó, thai nhi nữ khi tiếp xúc với quá nhiều estrogen trong giai đoạn phát triển có thể gặp phải các vấn đề về đường sinh sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *