Hua Zhibing là một “sinh viên” vừa nhập học Đại học Thanh Hoa, được tạo nên từ hệ thống AI và máy học. Trong đoạn video ngắn truyền tải, một “cô gái” có ngoại hình xinh xắn, giọng nói truyền cảm tự giới thiệu mình là người có sở thích vẽ tranh, viết thư pháp, có thể sáng tác thơ, nhạc và có một số khả năng lý luận và các tương tác cảm xúc.

Khoa Khoa học Máy tính và Công nghệ của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh chính thức thông báo tuyển sinh Zhibing vào ngày 3 tháng 6. Hua Zhibing có vẻ ngoài thân thiện và giọng nói tự nhiên, Zhibing cho biết cô chọn Đại học Thanh Hoa vì “tò mò muốn biết mình sinh ra như thế nào”. Cô cũng hài hước cho biết các nhà đào tạo “rất do dự” khi tuyển cô do “phí đào tạo quá đắt”.

Sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc ra mắt

Hua Zhibing, sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc đã ra mắt lần đầu tiên vào ngày 03/06 . Với màn ra mắt này, Hua đã chính thức trở thành sinh viên Khoa Khoa học Máy tính và Công nghệ của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Hua, một cô sinh viên AI, có thể sáng tác thơ và nhạc. Đồng thời có một số khả năng về lý luận và tương tác cảm xúc. Sinh viên ảo này được đồng phát triển bởi Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh, Zhipu AI và công ty Xiaoice. Cô là thế hệ thứ hai của WuDao – một mô hình được đào tạo trước.

Sinh viên ảo đầu tiên của Trung Quốc ra mắt

Sự xuất hiện của Hua Zhibing nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một số người ngạc nhiên về cách Trung Quốc tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Số khác cho biết họ tò mò liệu các nhà khoa học có tạo ra một robot hình người tên là Hua Zhibing. Thay vì một khuôn mặt và giọng nói ảo hay không. Có người nói đùa rằng nếu Trung Quốc xuất hiện nhiều robot có thể học tập và làm việc như Hua Zhibing, dân số thế giới có thể giảm mạnh trong tương lai.

Theo nhóm nghiên cứu, sắp tới Hua Zhibing sẽ bắt đầu “học” lập trình. Và có khả năng nhận nhiệm vụ bất kỳ khi được yêu cầu. Ngoài ra, “sinh viên ảo” này sẽ sớm học các môn học như sinh viên bình thường. Chẳng hạn như thiết kế thời trang, đồ họa…

WuDao là một mô hình đa phương thức

“So với các mô hình được đào tạo trước thông thường khác như GPT-3, WuDao là một mô hình đa phương thức. Có thể hiểu và tạo ra hình ảnh cũng như các định dạng nội dung khác”. Tang Jie, phó trưởng khoa phụ trách học viện và là giáo sư Đại học Thanh Hoa cho biết. Trong khi đó, GPT-3 là mô hình trí tuệ nhân tạo về ngôn ngữ do OpenAI phát triển. OpenAI được Elon Musk, Peter Thiel và Micrososft sáng lập như một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận; nhưng sau đó Elon Musk rút lui. GPT-3 được mệnh danh là “siêu AI” do khả năng tự học vượt trội. Elon Musk từng chỉ trích Microsoft vì độc quyền GPT-3. Do lo ngại các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

WuDao là một mô hình đa phương thức

GPT-3 lấy tiếng Anh làm trung tâm, trong khi WuDao đa ngôn ngữ. Bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Trung. Trong tương lai, nhiều ngôn ngữ sẽ được thêm vào, Tang nói. “WuDao cũng cởi mở hơn so với GPT-3 và nhiều mô hình được đào tạo trước khác. Dữ liệu đào tạo, mã lập trình và API mô hình đều được công khai”, ông nói thêm. Tang chỉ ra rằng tiềm năng của các mô hình như vậy là rất lớn. Vì nhiều kịch bản thực có thể sử dụng cùng một mô hình với các mô hình lớn tổng quát hơn được đào tạo trước. Ông nói: “Ý nghĩa quan trọng của WuDao là nó làm giảm chi phí của quá trình đào tạo các mô hình máy học. Bao gồm cả chi phí lao động và lượng khí thải carbon”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *