Những nhóm ăn dặm truyền thống dành cho trẻ. Hiện có nhiều cách giúp trẻ tập làm quen với đồ ăn. Trong đó, ăn dặm truyền thống là cách được các ông cha ta truyền lại cho các bậc phụ huynh. Ăn dặm theo kiểu truyền thống là việc tán nhuyễn các loại thức ăn và trộn vào đồ ăn chính. Lúc đầu là với bột, sau đó có thể nấu cháo cho bé ăn dặm. Từ đó giúp trẻ chuyển dần sang dạng thức ăn một cách dễ dàng hơn. Và dưới đây sẽ chỉ ra những nhóm ăn dặm truyền thống tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Cũng như ưu điểm hay nhược điểm của phương pháp này.

Định nghĩa về ăn dặm

Ăn dặm, hay có nơi gọi là ăn sam, là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn bé từ bú mẹ hoàn toàn hoặc chỉ được uống thêm sữa công thức. Thì sẽ được làm quen và bổ sung thêm các dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác. Ăn dặm, hay có nơi gọi là ăn sam, là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn bé từ bú mẹ hoàn toàn hoặc chỉ được uống thêm sữa công thức thì sẽ được làm quen và bổ sung thêm các dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác.

Định nghĩa về ăn dặm

Độ tuổi ăn dặm truyền thống cũng như các phương pháp ăn dặm khác cần tiến hành khi bé được 6 tháng tuổi, khi này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển hoàn thiện để tiếp nhận thức ăn. Thức ăn trong thực đơn cần tăng dần đều độ thô, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé sau khi sinh. Trong một bữa ăn cần phối hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính. Số lượng thức ăn, đặc biệt là đạm nên tăng dần dần theo độ tuổi của bé, tránh cho bé ăn quá nhiều đạm trong một bữa dễ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Những nhóm ăn dặm truyền thống dành cho bé

Hiện có 3 phương pháp ăn dặm điển hình thường được các mẹ áp dụng: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) và ăn dặm kiểu truyền thống (ADTT). Ăn dặm truyền thống đúng như tên gọi của nó. Chính là cách quen thuộc nhất mà chúng ta thường thấy các bà, các mẹ, các chị cho bé ăn từ trước đến giờ. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, thức ăn sẽ được nghiền nhuyễn bằng máy xay. Sau đó các loại thực phẩm sẽ được nấu và trộn chung chúng với nhau. Mẹ thường sử dụng nước xương ninh, nước rau củ làm nước dùng trong thực đơn ăn dặm cho bé.

Nhóm tinh bột và chất đạm

Trong một bát/ đĩa bột cho bé sẽ bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng chính: Nhóm tinh bột: Là nhóm cung cấp năng lượng chính trong thực đơn ăn dặm của bé. Tinh bột chủ yếu là bột gạo tẻ được nghiền mịn. Đôi khi mẹ có thể đổi bữa cho bé bằng bột ngô, bột khoai, hoặc bột sắn,…để đa dạng thức ăn cho bé. Bột thường được nấu từ loãng đến đặc. Khi bé sang tháng thứ 9-11 thì có thể chuyển cho bé ăn cháo. Trên 1 tuổi có thể cho bé ăn cơm nát.

Nhóm tinh bột và chất đạm

Nhóm chất đạm: Là nhóm thực phẩm quan trọng không thể thiếu. Góp phần quan trọng vào quá trình phân chia tế bào, giúp bé phát triển thể chất, chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc động vật (thịt, trứng, cá, tôm…) và đạm có nguồn gốc thực vật (các loại đậu, đỗ, lạc, nấm, hạt óc chó, điều…).

Nhóm chất béo và vitamin

Nhóm chất béo: Chất béo cũng là thành phần thiết yếu trong mỗi bữa ăn, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng và các vitamin như vitamin A, D, E, K. Chất béo cũng có hai loại, một là nhóm có nguổn gốc động vật: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… Hoặc chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật như dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương, dầu óc chó… Mẹ nên thay đổi cho trẻ ăn 1 bữa dầu ăn hoặc 1 bữa mỡ động vật.

Nhóm chất béo và vitamin

Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất : Rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm chính cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất cho bé. Mẹ nên đổi bữa liên tục các loại rau để bé hấp thu được các nhóm vitamin khác nhau. Và kích thích ngon miệng cho bé. Các loại thức ăn do mẹ lựa chọn đúng cách sẽ giúp bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bé thường tăng cân nhanh, phát triển tốt nếu được cho ăn theo phương pháp này.

Ưu và nhược điểm của ăn sam

Cách chế biến đơn giản, tiện lợi cho các mẹ, giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Mỗi bữa ăn, mẹ chỉ cần chuẩn bị và chế biến trong khoảng 15-20 phút. Là có thể hoàn thành một bữa ăn dặm hoàn chỉnh cho bé. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển. Nên việc xay nhuyễn thức ăn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời giúp bé hấp thu được nguồn dinh dưỡng tối đa. Bé được ăn thức ăn được xay nhuyễn khiến khả năng ăn thô của bé thường sẽ kém. Nếu mẹ không chú ý quá trình thay đổi cách chế biến thức ăn cho bé theo từng độ tuổi.

Do các loại thức ăn được trộn lẫn vào nhau khiến bé không thể cảm nhận được mùi vị từng loại. Điều này gây ra hiện tượng chán ăn, biếng ăn. Mẹ sẽ mất nhiều công sức, thời gian khi cho bé ăn. Cho bé đi ăn rông tạo ra thói quen không tốt cho trẻ… Mặc dù đảm bảo về lượng thức ăn bé ăn được. Tuy nhiên, việc ép bé ăn cũng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bé bị khó tiêu, đầy bụng.

Lưu ý về những nhóm ăn dặm truyền thống

Dù là ăn dặm truyền thống hay ăn dặm theo kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy. Đều có chung các nguyên tắc sau và ba mẹ cũng nên quan tâm một số lưu ý trong việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ như sau: Chỉ tập ăn dặm khi trẻ sẵn sàng. Nếu tập ăn dặm quá sớm có thể làm trẻ khó tiêu hóa thức ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng tốt. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu ăn dặm quá muộn làm trẻ không thể có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Từ đó làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng. Thường thì các chuyên gia khuyên nên tập ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng trở lên.

Tập ăn dặm từ lượng ít đến lượng nhiều, tự loại thức ăn lỏng sang thức ăn đặc dần. Từ loại thức ăn mịn đến thức ăn thô và từ một nhóm thức ăn sang nhiều nhóm thức ăn. Cần cho trẻ ăn đa dạng các nhóm thức ăn như nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm béo, nhóm vitamin và chất khoáng. Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn đầu. Ăn dặm không phải là nguồn năng lượng chính mà chỉ nên là nguồn năng lượng bổ sung bên cạnh sữa mẹ hay sữa công thức. Trẻ nên duy trì 400-500 ml sữa mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *