Hiện nay nhiều bạn trẻ thường hay có xu hướng ra quán cafe hoặc những quán nước yên tĩnh để học tập và làm việc trên laptop. Tuy nhiên nếu như vào một ngày đẹp trời nào đó, không may bạn vô tình hất nhầm ly cafe lên laptop thì phải làm sao nhỉ? Việc laptop khi tiếp xúc với chất lỏng một cách đột ngột, nếu bạn không xử lý kịp thời, nhanh chóng thì đôi khi sẽ làm cho chiếc máy của bạn bị trục trặc. Tuy nhiên, những lúc như thế nào nếu bạn xử trí nhanh chóng khi đã có kiến thức khắc phục hậu quả sẵn trong đầu. Thì việc “cứu nguy” chiếc laptop là điều có có thể xảy ra.
Mục lục
Cách cứu chiếc laptop xấu số khi vô tình dính chất lỏng
Rút phích cắm ngay lập tức
Đậy là việc làm đầu tiên bạn phải nghĩ đến. Việc này sẽ giảm thiểu rủi ro bị chập điện một cách tối đa. Nếu laptop của bạn là loại sử dụng pin rời. Đừng quên tháo cả pin ra nữa cho chắc ăn. Còn không thì chỉ cần tắt máy ngay là được.
Lật ngược máy
Lý do vì sao lại làm thế? Cách này sẽ giúp nước không bị tràn vào bàn phím quá nhiều. Vì khi lật ngược máy lại, nước sẽ chảy ngược ra, chứ không phải chảy ngược vào. Bởi một khi nước lọt vào bàn phím thì chiếc laptop yêu quý của bạn có thể có nguy cơ “đi đời” đấy.
Thấm nước ngay lập tức
Hãy dùng chiếc khăn tay ngay trong túi áo của bạn để thấm nước ngay lập tức để hạn chế tình trạng nước lan ra những vị trí khác. Nếu không có, bạn có thể sử dụng khăn giấy cũng được. Nhưng nhiều khi chúng sẽ bị mủn và dính lại trên bàn phím. Vì vậy tốt nhất là bạn nên lấy khăn tay hay khăn quàng từ trong tủ rồi cẩn thận thấm nước từ bàn phím. Nhớ lắc nhẹ máy để nước văng ra và lau sạch những vết nước ấy.
Phơi khô máy
Đây là công đoạn cuối cùng của thao tác vệ sinh máy sau “sự cố” không đáng có. Lưu ý là không được dùng máy sấy. Vì dùng máy sấy chỉ tổ làm máy thêm bẩn và khiến bàn phím bị đóng thêm một lớp bụi ở dưới. Thay vào đó, bạn hãy chờ khoảng từ 24 đến 48 tiếng. Cho đến khi bạn thực sự cảm thấy máy tính của mình đã khô rồi hẵng khởi động lại. Quả thực là chúng tôi không muốn nói gở, nhưng chuẩn bị trước vẫn hơn đúng không?
Nếu bạn rành công nghệ
Nếu bạn rành công nghệ và không muốn phí tiền cho các tiệm sửa chữa. Bạn có thể tự mình chùi sạch thiết bị. Hãy mở laptop ra, lấy bàn chải đánh răng nhúng một ít vào cồn isopropyl 90 độ hoặc cao hơn. Sau đó chà sạch bất kỳ vết cặn nào bạn thấy trên các linh kiện. “Tập trung chú ý khi lau chùi để tránh gây hư hỏng hay vô tình làm lung lay các linh kiện nhỏ trên bo mạch. Chú ý các đầu kết nối và phần cuối của các sợi cáp để ngăn sự ăn mòn xảy ra ở bề mặt tiếp xúc của chúng”. Sau khi bo mạch đã sạch và khô, bạn có thể kiểm tra các phần cuối của cáp. Để xem chúng có dấu hiệu ăn mòn không và lắp mọi thứ lại như cũ.
Xong rồi đấy, bây giờ thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm rồi đấy. Chiếc máy tính như hình với bóng của bạn đã trở lại mà (có thể) không bị hư hại chút nào. Nhưng tốt hơn hết bạn cũng phải lưu ý đừng để những thứ có nguy cơ đổ vỡ ngay cạnh máy tính của mình nếu bạn thực sự yêu quý nó.
Hoặc nếu có phải uống cà phê hay trà gì đó để tỉnh táo khi làm việc thì tốt hơn hết. Là bạn nên đặt nó trên một chiếc khăn có khả năng thấm hút cực tốt. Cuối cùng, hãy nhớ một lời khuyên an toàn nữa: nếu pin đã tiếp xúc với bất kỳ chất lỏng nào. Bạn nên mua một viên pin mới. Chất lỏng không chỉ làm hỏng pin, nó còn có thể khiến thiết bị không an toàn khi sử dụng.
Có cách nào để hạn chế đổ nước vào laptop không?
Tất nhiên là có chứ, bạn chỉ cần không uống nước hoặc cà phê khi đang sử dụng laptop là xong. Một giải pháp khác đó là sử dụng tấm bảo vệ bàn phím. Nó sẽ giúp chắn bụi và nước lọt vào bàn phím. Nhưng nhược điểm của biện pháp này là cảm giác gõ phím của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng nếu bạn “thường xuyên” đánh đổ nước vào bàn phím thì đừng cứng đầu nữa. Hãy thử mua một tấm bảo vệ bàn phím về dùng đi.
Một lựa chọn khác là đặt laptop của bạn lên giá đỡ rồi kết nối thêm chuột và bàn phím ngoài. Không chỉ đảm bảo rằng bạn sẽ không đánh đổ nước vào laptop. Cách này còn giúp cải thiện tư thế ngồi bởi vì bạn sẽ không phải cúi đầu xuống để nhìn vào màn hình laptop trong khi làm việc. Nhưng tiếc là cách này chỉ tối ưu với nhu cầu làm việc tại nhà hoặc văn phòng.