Tim đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của mỗi người. Do đó, các bệnh liên quan đến tim đều cần phải được chú ý kỹ. Nếu như tim quan trọng thì mọi tác động xấu đến tim phải được hạn chế tối đa. Có một số yếu tố nguy hại gây bệnh tật có thể được giảm thiểu trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh về tim mạch cũng có nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả đều gây ảnh hưởng lớn cho đời sống của mỗi người. Bằng việc hạn chế tác nhân xấu, người bệnh sẽ có thể hoạt động tốt và không còn lo lắng về bật tật liên quan đến hoạt động của tim,…
Mục lục
Khái niệm bệnh tim mạch
Bệnh về tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh về tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Bệnh liên quan đến tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong. Bệnh về tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Một số yếu tố gây ra bệnh về tim mạch
Dưới đây là những yếu tố có thể gây ra bệnh về tim mạch mà nhiều người có thể gặp phải.
Huyết áp cao
Huyết áp của người bình thường ở mức thấp hơn 140/90mmHg. Nếu huyết áp cao hơn 140/90 mmHg được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch thường gặp nhất. Bệnh tăng huyết áp được xem là kẻ giết người thầm lặng. Nó thường diễn biến âm thầm, không triệu chứng trong một thời gian dài.
Khi bệnh tăng huyết áp đã gây ra các triệu chứng rõ ràng thì thường đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. Ví như tổn thương động mạch, tắc nghẽn mạch máu. Nó gây ra các tổn thương tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, đột tử, thiếu máu não. Bệnh dẫn đến đột quỵ, suy thận, giảm thị lực,…
Tăng huyết áp lại thường đi cùng các yếu tố nguy cơ khác. Đó là thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh. Cần phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp, kết hợp điều trị bằng thuốc. Lưu ý điều chỉnh lối sống như giảm cân, chế độ ăn giảm muối, tập luyện thể lực,…Nhờ đó kiểm soát tốt huyết áp, từ đó giảm nguy cơ các biến chứng tim nguy hiểm.
Rối loạn lipid máu
Cholesterol máu toàn phần gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao HDL-Cholesterol và cholesterol trọng lượng phân tử thấp LDL-Cholesterol. Tăng cholesterol máu là tình trạng rối loạn cholesterol máu. Trong đó hàm lượng LDL-cholesterol máu tăng lên. Nó làm tích lũy lipid ở các mạch máu. Điều này gây ra các mảng xơ vữa động mạch. Hàm lượng HDL-cholesterol , cholesterol tốt là yếu tố bảo vệ giảm thấp xuống. Ngoài ra, tăng triglycerid cũng là một rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tăng hàm lượng lipid máu gồm tăng cholesterol và triglycerid máu có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tim nguy hiểm. Đó là bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…Hàm lượng lipid máu là một yếu tố có thể điều chỉnh được. Nên thực hiện các xét nghiệm lipid máu theo định kỳ, đặc biệt là sau tuổi 40. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn. Nên sử dụng các thuốc điều trị lipid máu nếu mắc bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa gặp các biến cố tim mạch.
Hút thuốc lá nhiều
Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra, hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch Ví dụ như bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ,… Khi hít phải khói thuốc do người khác hút cũng là nguy cơ gây bệnh tim mạch tương tự. Không hút thuốc lá nếu chưa hút và bỏ thuốc lá là một biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng tim nguy hiểm. Ví dụ như bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gây tổn thương các mạch máu ở thận, mắt,… Ngay cả khi đường huyết tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh về tim mạch đã cao hơn bình thường. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường có nồng độ insulin trong máu cao. Họ thường kèm theo tình trạng kháng insulin. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,…
Điều chỉnh trong quá trình ăn uống, giảm cân là biện pháp tốt. Nên tập luyện thể lực để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nếu mắc bệnh, điều trị để kiểm soát tốt đường huyết sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lười vận động
Lối sống tĩnh tại, ngồi nhiều, lười vận động là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, vận động thể lực đều đặn hàng ngày sẽ làm tăng khả năng dung nạp đường. Nó gây tăng hàm lượng HDL-cholesterol, làm hạ huyết áp. Nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… Nên tập luyện ít nhất 30 phút, đều đặn hàng ngày. Tập với cường độ đủ mạnh (ấm người, ra mồ hôi, thở hơi nhanh) để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Uống rượu quá nhiều
Uống quá nhiều rượu có thể làm tổn thương gan và tăng huyết áp. Uống quá nhiều rượu có thể làm tổn thương gan, tổn thương thần kinh, tăng huyết áp và nhiều rối loạn tim nghiêm trọng khác. Các khuyến cáo về uống một lượng rượu ít (không quá 60ml rượu vang, 30ml rượu nặng, 300ml bia) hàng ngày sẽ không gây nguy cơ tim mạch hiện chưa có đủ bằng chứng. Do đó nên hạn chế đến mức thấp nhất. Hoặc không uống rượu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Kết luận
Yếu tố nguy cơ của bệnh liên quan đến tim mạch là các yếu tố làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim. Nếu một người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh về tim sẽ tăng lên. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được như tuổi, giới tính, di truyền thì có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh được.
Các bệnh liên quan đến tim là nguy cơ sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Nó có nguy cơ gây tử vong và tàn phế cao. Điều nguy hiểm là bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Khám tim thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh là vô cùng cần thiết. Nhờ đó có thể ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch.