Lạc đà hai bướu – Camelus bactrianus là loài lạc đà hoang dã nổi tiếng quý hiếm trên thế giới được ghi tên vào Sách Đỏ và đang được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. Là một loài động vật tiêu biểu của vùng đất sa mạc cằn cỗi, Lạc đà hai bướu có cấu tạo cơ thể với những đặc điểm sinh học, tập tính giúp chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt. Đặc biệt, hai cái bướu trên lưng của Lạc đà Bactrian không chỉ là điểm đặc trưng để phân biệt chúng với các loài lạc đà khác mà còn rất có ích trong việc giúp chúng tích trữ nguồn nước và năng lượng để nuôi cơ thể. Thông tin chi tiết về Lạc đà hai bướu sẽ được giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết sau đây.

Sơ lược về Lạc đà hai bướu

Lạc đà hai bướu hay lạc đà Bactrian hoang dã là loài động vật thuộc Lớp Thú, Bộ Guốc chẵn. Lạc đà hai bướu trưởng thành cao trên 2 mét (7 ft) tính từ bướu trở xuống và cân nặng trên 725 kg (1.600 pounds). Chúng có mũi dài và hẹp, hai hàng lông mi dày và dài. Tai có lông để bảo vệ chúng khỏi bão tuyết, bão cát sa mạc. Trên thực tế, loài này được phân biệt với các loài lạc đà được thuần hóa – những sinh vật được nuôi như gia súc trong nhà. Lạc đà hai bướu sẽ làm nhiệm vụ thồ hàng do kích thước nhỏ hơn, đôi chân mảnh, lông có màu cát, độ dài ngắn và thưa hơn so với loài Lạc đà hai bướu thuần hóa.

Lạc đà hai bướu hay còn được gọi là lạc đà Bactrian hoang dã

  • Tên thường gọi: Lạc đà hai bướu
  • Tên khoa học: Camelus bactrianus
  • Loài: Động vật có vú
  • Chế độ ăn uống:Động vật ăn cỏ
  • Tuổi thọ trung bình: Tối đa 50 năm
  • Kích thước: Cao trên 2,1 mét (bao gồm cả bướu)
  • Trong lượng: Khoảng 800 kg
  • Tình trạng trong Sách Đỏ: Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered)
  • Số lượng cá thể hiện tại: 950-1500 cá thể

Người ta cho rằng lạc đà hai bướu được thuần hóa vào khoảng trước năm 2500 TCN, có thể là ở miền bắc Iran hoặc tây nam Turkestan. Lạc đà một bướu được cho là đã thuần hóa vào khoảng năm 4000 TCN ở bán đảo Ả Rập. Hiện tại, Lạc đà hai bướu đang phân bố nhiều nhất ở miền bắc Trung Quốc và Sa mạc Gobi ở Mông Cổ. Trên thế giới, những chú lạc đà hoang dã vẫn còn tồn tại trong sa mạc Gobi ở Mông Cổ và Trung Quốc với số lượng ít hơn 400 con.

Đặc điểm sinh học

Lạc đà hai bướu là động vật có vú lớn nhất trong phạm vi sống của chúng. Đồng thời cũng là loài có tuổi đời trung bình lâu nhất thuộc chi lạc đà. Kích thước bờ vai của lạc đà là khoảng 1.8 tới 2.3 mét cùng chiều dài thân người là từ 2.5 đến 3.5 mét. Khối lượng của cơ thể chúng đạt từ 300 đến 1.000 kg, những cá thể lạc đà đực thường to và nặng hơn nhiều so với con cái. Loài này có khuôn mặt dài, hình tam giác. Hai ngón chân của chúng rộng, gắn liền vào nhau giúp lạc đà đi bộ dễ dàng hơn trên cát.

Hai cái bướu của chúng tích trữ mỡ để cung cấp nước và năng lượng

Cái tên “Lạc đà hai bướu” xuất phát từ đặc điểm cơ thể của chúng. Trên lưng loài này có hai cái bướu để tích trữ mỡ. Chúng có tác dụng cấp nước và năng lượng cho những chuyến đi xa của chúng trên sa mạc. Mũi của lạc đà được đóng kín, đôi lông mày rập rạp cùng hàng mi dài. Chúng có tác dụng ngăn cát và băng tuyết bay vào. Khi đi hay chạy, cả hai cặp chân của loài thú này đều cùng di chuyển về phía trước giống như hươu cao cổ và ngựa đua.

Tập tính

Lạc đà hoang dã thường di chuyển theo nhóm khoảng 30 cá thể. Hoặc có thể có ít hơn từ 5-20 cá thể. Điều này tùy thuộc vào lượng thức ăn có sẵn. Chúng thường đi chuyển và sống du mục với mật độ thấp. Số lượng khoảng 5 con/100 km vuông. Con đực trưởng thành thường dẫn đầu và tập hợp thành viên trong nhóm. Chúng sẽ di chuyển đến các địa điểm có nước. Chúng thường sinh sản vào mùa mưa, chu kỳ 2 năm một lần. Con non sẽ di chuyển cùng lạc đà mẹ cho tới khi đủ trưởng thành. Trong đó, những cá thể lạc đà cái sẽ đạt độ “chín” về mặt giới tính vào năm tuổi thứ 5.

Con đực trong thời gian giao phối có xu hướng khá bạo lực. Chúng có thể cắn, nhổ hoặc cố gắng ngồi lên thân người những con lạc đà đực khác. Lạc đà phối giống ở những tuổi đời khác nhau nhưng thường là từ 3 đến 5 năm. Quá trình mang thai của con cái kéo dài khoảng 13 tháng. Lạc đà hai bướu có thể đẻ từ 1 tới 2 con mỗi lứa.

Lạc đà hai bướu thường sinh sản vào mùa mưa

Lạc đà con khá tinh nghịch, từ khi sinh ra, đôi mắt của chúng đã luôn mở to. Thậm chí vài giờ sau sinh, chúng đã có thể chạy nhảy khắp nơi xung quanh Lạc đà bố mẹ. Cho tới khi, đạt 18 tháng tuổi, lạc đà sẽ được mẹ chăm sóc. Chúng cũng ở với mẹ từ 3 đến 5 năm tới khi trưởng thành và có thể giao phối hay sinh sản để tiếp nối thế hệ trước.

Điều kiện môi trường sống và thức ăn

Môi trường sống của chúng thường là vùng đồng bằng khô cằn, đồi. Đó là những nơi có nguồn nước và thảm thực vật khan hiếm. Khu vực này cũng có biên độ nhiệt thay đổi trong ngày khá cao. Vào mùa hè, nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 40-50°C. Thế nhưng mùa đông nhiệt độ hạ thấp chỉ còn -30°C. Chúng là động vật ăn cỏ. Vì thế chúng ăn các loại cỏ, lá cây, ngũ cốc. Bên cạnh đó, loài lạc đà này có khả năng uống tới 120 lít (32 ga – lông Mỹ) nước một lúc. Miệng của chúng đủ khỏe và cho phép chúng ăn các loại thực vật có gai trên sa mạc.

Theo tổ chức bảo vệ Lạc đà hoang dã (WCDF) trụ sở tại Anh ước tính, chỉ còn khoảng 1400 cá thể loài Hai bướu còn sống trên thế giới. Nó cũng là một trong 10 loài trọng điểm cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng.

Những mối đe dọa của Lạc đà hai bướu

Lạc đà hai bướu hoang dã phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa. Nhiều nhất vẫn là vấn đề bị con người săn bắn. Tại Sa mạc Gobi, Mông Cổ, trong khuôn viên bảo tồn động vật thì vẫn có khoảng 25-30 cá thể bị bắn chết mỗi năm. Các thợ săn thậm chí còn đặt mìn trong đất. Họ đặt mìn tại vị trí cạnh các con suối, nơi lạc đà tới uống nước. Ngoài ra còn do tình trạng sa mạc hóa. Điều này khiến diện tích ốc đảo bị biến mất hoặc thu hẹp dần. Bên cạnh đó là những con sói xám luôn rình rập tấn công cũng là một mối đe dọa lớn. Những nguyên nhân trên đã khiến loài lạc đà này hiện đang ở tình trạng Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered) trong Sách Đỏ.

Những thông tin thú vị khác

– Lạc đà hai bướu đang đứng thứ 8 trong các loài động vật có vú cỡ lớn đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới.

– Loài Lạc đà hai bướu hoang dã còn có thể sống sót khi uống nước muối. Nó có độ mặn nhiều hơn nước biển. Sau khi uống trong khoảng thời gian nhất định chúng vẫn không hề hấn gì. Đây là điều mà các loài động vật khác không thể làm được.

– Năm 1964, Trung Quốc từng thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Lop Nur. Đó là hồ muối lớn nằm phía Đông Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Điều này khiến loài lạc đà quý hiếm trong khu vực này sụt giảm nghiêm trọng.

− Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Lop Nur Wild Camel nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tây Cương, Trung Quốc là nơi được xây dựng dành riêng cho việc bảo tồn giống Lạc đà hai bướu hoang dã.

− Sau khi bị khát nước trong một thời gian dài, loài lạc đà này có thể uống liền hơn 60 lít nước chỉ trong 13 phút.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *