Ong là một trong những loài côn trùng có số lượng cá thể loài đông đảo và phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, được phân loại thành nhiều loài khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Ong bắp cày với kích thước và mức độ nguy hiểm lớn hơn hẳn so với nhiều “anh em” đồng loại. Nhắc đến Ong bắp cày, mọi người thường mang nỗi “ám ảnh” đối với với loài ong khá hung hãn này bởi chúng sở hữu ngòi độc vô cùng nguy hiểm, có thể mang đến “bi kịch” cho những đối tượng bị chúng đốt. Thế nhưng ít ai biết, loài ong này cũng có những mặt lợi khác giúp ích cho con người. Để hiểu rõ hơn, hãy khám phá những thông tin thú vị xoay quanh ong bắp cày trong bài viết sau.
Mục lục
Sơ lược về ong bắp cày
Ong bắp cày chiếm số lượng rất lớn trong các loài côn trùng, với khoảng hơn 30.000 loài đã được xác định. Chúng ta hầu như đã rất quen thuộc với những kẻ gây rắc rối có màu vàng sáng chói này – đồng thời cả những tiếng vo ve giận dữ của đàn ong hiếu chiến luôn đe dọa chúng ta bằng những vết đốt cực kì đau đớn. Thế nhưng hầu hết loài ong này đều hoạt động đơn lẻ và ít khi đốt người. Tuy vậy, chúng lại rất có ích đối với con người khi kiểm soát số lượng côn trùng gây hại cho mùa màng và cây cối.
Sau đây là một vài thông tin vê loài ong này:
- Tên thường gọi: Ong bắp cày
- Tên khoa học: Hymenoptera
- Loài: Côn trùng
- Chế độ ăn uống: Động vật ăn tạp
- Kích thước: Tối đa 3,3 cm
Loài ong này có nhiều tên gọi khác như là tò vò, ong bò, ong nghệ,… Chúng xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. Kích thước trung bình của loài ong này khoảng từ 2,5 đến 3,5 cm. Thậm chí có con lên tới 5,5cm. Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém. Phần bụng và ngực được kết nối với nhau biệt bằng một “ vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tại nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng. Loài ong này thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong có màu xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi, ong bắp cày đen khá đa dạng.
Cách phân biệt Ong bắp cày với loài ong khác
Ong bắp cày được phân biệt với những loài ong khác bằng phần bụng dưới nhọn. Chúng có “chiếc eo” khá nhỏ, còn được gọi là “cuống lá”. Phần thân này tách biệt riêng bụng và ngực với nhau. Chúng có màu sắc rất đa dạng, từ màu vàng quen thuộc đến nâu, màu xanh kim loại và đỏ tươi. Trong đó, Vespula germanica (Ong Tò vò Đức) là loài ong có màu sắc sáng nhất trong Họ Ong bắp cày.
Tất cả những chú ong thuộc loài này đều xây tổ. Trong khi loài ong nói chung tiết ra một loại sáp để xây tổ thì loài ong này lại nhai những sợi gỗ vụn bằng hàm dưới và trộn với nước bọt để tạo thành một hợp chất đặc biệt giúp xây những chiếc tổ vững chắc hơn.
Hai phân nhóm chính của Ong bắp cày
Loài ong này được chia thành hai phân nhóm chính: xã hội và đơn lẻ. Những con Ong bắp cày sống thành “xã hội” chỉ chiếm khoảng một nghìn loài. Chúng sẽ bao gồm cả những con ong xây tổ như Ong bắp cày sừng vàng.
Cá thể ong chúa sống sót qua mùa đông bằng cách ngủ đông trong một nơi ấm áp. Đồng thời sẽ được ong thợ canh gác cẩn thận. Sau đó thụ thai và bắt đầu mùa sinh sản vào mùa xuân hàng năm. Thời điểm này, các ong thợ có nhiệm vụ xây dựng chiếc tổ nhỏ. Tổ ong sẽ phù hợp với kích thước và khả năng sinh sản của cá thể Ong chúa. Tới khi lượng thức ăn – dân số tăng lên, chúng sẽ mở rộng tổ. Chúng tiếp tục xây dựng thêm những ô tổ ong 6 mặt. Mục đích để ong chúa có thể tiếp tục quá trình sinh sản.
Vào cuối mùa hè, một bầy ong có thể có có tới hơn 5.000 cá thể. Trong đó bao gồm cả ong chúa và những con ong thợ may mắn thoát chết trong mùa đông. Những cá thể ong này sẽ là nhân tố quan trọng. Chúng sẽ khởi động cho một cuộc hành trình mới vào mùa xuân năm sau.
Những con Ong bắp cày đơn độc thường không chung sống thành đàn. Nó không tụ tập với số lượng lớn như các loài ong khác. Nhóm ong này bao gồm các thành viên có kích thước lớn nhất trong họ nhà ong. Điển hình như Ong nhện đen cánh cam, có thể đạt tới chiều dài 3,3 cm. Những bầy ong sống thành tổ dụng thường chỉ sử dụng ngòi độc để phòng vệ. Thế nhưng những cá thể ong sống đơn độc lại dùng nọc độc để săn mồi.
Ong bắp cày có nguy hiểm không?
Hầu hết các loài động vật đều khiếp sợ Ong bắp cày. Chúng luôn tìm cách tránh xa loài ong hung dữ này. Tuy vậy, những sinh vật vô tình tiếp xúc vật lý vào một tổ ong hoặc cả gan làm phiền đến đàn ong sẽ khiến chúng phải trả giá đắt. Khi một cá thể ong thợ gặp nguy hiểm, chúng sẽ tiết ra một loại pheromone. Nó sẽ thông báo tới các thành viên trong bầy gần khu vực đó. Sau đó, lập tức số ong này sẽ tập hợp lại và tấn công nạn nhân. Trong khi đó, không giống như loài ong thông thường, loài ong này khi đi săn đơn lẻ lại có khả năng đốt liên tục. Chúng đưa chất độc vào con mồi. Tuy nhiên chỉ cá thể ong bắp cày cái mới có ngòi độc.
Lợi ích
Bên cạnh những mối rắc rối mà chúng gây ra, loài ong này thực chất lại rất có ích đối với con người. Gần như tất cả côn trùng côn trùng trên Trái đất đều có thể là con mồi của loài ong này. Chúng sẽ làm thức ăn hoặc làm vật chủ cho các ấu trùng của ong sống ký sinh. Bên cạnh đó, ong nói chung và Ong bắp cày nói riêng rất giỏi trong việc kiểm soát các nhóm dịch hại. Do vậy mà ngành nông nghiệp thường xuyên sử dụng chúng nhằm để bảo vệ mùa màng.
Những thông tin thú vị khác
– Những con ong Yellow jackets hay Ong Taxi trưởng thành thường ăn các chất ngọt được tiết ra từ những tổ ong non.
– Ong bắp cày Polistes fuscatus có thể phân biệt được khuôn mặt của những loài ong bắp cày khác.
– Xe tay ga Vespa được đặt theo tên của Ong bắp cày – vì trong tiếng Ý, “vespa” có nghĩa là “ong bắp cày”.
– Loài ong này có phần eo nhỏ hơn những loài ong thông thường.