Cảm cúm là một trong những căn bệnh thường gặp, ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh này nhiều khi bị hiểu lầm với căn bệnh cảm lạnh. Lý do cà vì cả cảm cúm lẫn cảm lạnh đều có những triệu chứng giống nhau. Bệnh cảm cúm và cảm lạnh cũng đều có thể phòng ngừa theo nhiều cách.

Bệnh cảm cúm là bệnh không hiếm gặp, đặc biệt là lúc giao mùa. Nếu như chú ý thì có thể bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này. Có nhiều cách để có thể dễ dàng áp dụng khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu như không chú ý kỹ thì có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Việc chủ quan trong quá trình chăm sóc cũng khiến người bệnh bị nguy hiểm. Bệnh cảm cúm thông thường đơn giản nhưng khi biến chứng có thể gây ra trường hợp tử vong. Vì vậy không thể coi thường căn bệnh này. 

Khái niệm bệnh cảm cúm và cách lây truyền

Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type virus cúm gây bệnh ở người, tùy loại mà có dễ gây thành dịch hay không. Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

cảm cúm

Diễn tiến bệnh cúm: Thời gian ủ bệnh 1 tới 4 ngày, thời kỳ bị lây: có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí là nhiều tháng ở người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh cúm sẽ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ tới nặng, những trường hợp nặng hoặc có biến chứng cần nhập viện theo dõi và có nguy cơ tử vong.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

Cảm lạnh

Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Cảm cúm

Triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh cúm:

– Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.

– Viêm họng.

– Cảm lạnh

– Viêm họng là triệu trứng của cảm cúm

– Ho khan.

– Đau đầu.

– Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.

– Mệt mỏi và suy nhược.

Đối tượng dễ bị bệnh

– Tình dục ở người cao tuổi

– Người lớn trên 65 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh cảm cúm

– Tuổi nhỏ hay cao tuổi: Dưới 5 tuổi hay trên 65 tuổi.

– Phụ nữ đang có thai

– Mắc bệnh mạn tính kéo dài: bệnh hô hấp như hen, COPD, bệnh tim mạch như suy tim, bệnh gan, bệnh tiểu đường…

– Trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài.

Ngừa bệnh cảm cúm bằng vắcxin

Cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm , thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao…

Lưu ý khi tiêm phòng vacxin

vắcxin

– Lứa tuổi bắt đầu tiêm phòng bệnh cúm: Từ 06 tháng tuổi trở lên

– Là biện pháp chính để phòng ngừa và tránh các biến chứng nặng của cảm cúm

– Hiệu quả phòng bệnh bắt đầu khoảng 2 tới 3 tuần sau khi tiêm (khả năng bảo vệ là 50 – 80%)

– Thời gian bảo vệ khoảng 6 tới 12 tháng sau tiêm, do vậy cần tiêm nhắc lại mỗi năm để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Những ai nên tiêm ngừa cảm cúm?

– Bà bầu

– Phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm

– Phụ nữ đang mang thai

– Trẻ em, từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi

– Người lớn hơn 65 tuổi

– Người hiện đang mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, hen, COPD, HIV…

– Nhân viên y tế.

Cách phòng chống cảm cúm

Để phòng bệnh cúm mùa, nên tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt; mang khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *