Việc trẻ nhỏ đôi khi bị ho không phải là vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà cần quan sát để chữa trị cho con. Bởi ho cũng có thể là bệnh lý liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu có thể thì nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Một trẻ nhỏ sẽ khó hình dung được sự nguy hiểm của việc bị ho. Nhưng người lớn sẽ có các biện pháp để phòng ngừa bệnh ho ở trẻ nhỏ. Vậy nên, ba mẹ hãy áp dụng những bí kíp trị ho để bảo vệ con. Đồng thời, chú ý đến triệu chứng của bệnh để xem xét mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Khi thấy con mình ho nhiều thì nên cho bé đi khám để an toàn. 

Nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ

Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Bình thường trẻ em có thể ho vài tiếng trong thời gian ngắn mà không có biểu hiện bệnh lý. Ngoài ra, ho là biểu hiện triệu chứng của một tình trạng bệnh lý.

trẻ bị ho

Tiếng ho ở trẻ em có thể ho khan hoặc ho có đờm. Trẻ có thể ho nhẹ hoặc nặng tiếng làm trẻ thấy khó thở.

Những nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ em bao gồm:

– Nhiễm trùng đường thở hoặc ở phổi (bao gồm cảm cúm)

– Khi có vật làm tắc nghẽn đường thở

– Hen phế quản

– Các vấn đề khác của phổi, bao gồm dị tật bẩm sinh tại phổi

– Ho theo thói quen là kiểu ho thường biến mất khi trẻ đi ngủ

Khi nào ba mẹ nên cho con đi khám?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các biểu hiện sau:

– Trẻ dưới 4 tháng tuổi

– Khi trẻ thở có vấn đề như thở tạo ra âm thanh bất thường hoặc thở nhanh

– Trẻ bị ho sau khi hóc thức ăn hoặc đồ vật

– Trẻ ho ra máu, dịch đờm có màu vàng xanh

– Trẻ có sốt

– Trẻ ho quá mạnh đến mức nôn trớ

– Trẻ ho kéo dài hơn 2 tuần và không có tiến triển tốt lên.

– Nên đưa trẻ đi khám nếu ho mạnh và kéo dài

Xét nghiệm mà trẻ cần làm

Trẻ có thể cần làm một số xét nghiệm. Nhân viên y tế sẽ hỏi các dấu hiệu bất thường của trẻ và thăm khám tìm các triệu chứng lâm sàng kèm theo. Dựa vào độ tuổi và triệu chứng, bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân gây ho, có thể bao gồm:

– Chụp Xquang phổi

– Công thức máu, Protein C phản ứng : xét nghiệm đánh giá phản ứng viêm

– Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp: ví dụ như nuôi cấy dịch tỵ hầu

– Test thở đánh giá chức năng hô hấp: thường áp dụng trẻ trên 6 tuổi

– Nội soi phế quản: là thủ thuật bác sĩ đưa ống nội soi có gắn camera vào đường hô hấp để tìm dị vật trong đường thở và lấy ra, hoặc đánh giá mức độ tổn thương của đường thở hoặc phát hiện các dị tật đường thở.

Một số biện pháp phòng ngừa ho ở trẻ

Nếu trẻ ho do nhiễm lạnh, viêm thanh quản hoặc một số nhiễm trùng khác, bố mẹ có thể:

– Cho trẻ uống nhiều nước hơn

– Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ nếu có

– Bố mẹ đưa trẻ vào phòng tắm và xả nước dưới vòi hoa sen tạo hơi ẩm. Bố mẹ cần giám sát trong lúc trẻ ở phòng tắm

– Tắm cho trẻ

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm để tránh bị viêm thanh quả

Bố mẹ không nên làm những điều sau:

– Không nên tự mua những thuốc ho không cần kê toa hoặc thuốc trị cảm cúm cho trẻ, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi.

– Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tháng tuổi. Vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye ở trẻ nhỏ

Điều trị ho ở trẻ tại nhà

ho ở trẻ

– Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

– Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

– Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *