Bạn cảm thấy thế nào nếu nhìn thấy một khuôn mặt trên máy tính trông khá giống với khuôn mặt trong suy nghĩ của mình. Bạn chỉ cần nghĩ về khuôn mặt nào bạn muốn nhìn thấy, thì khuôn mặt ấy sẽ được thể hiện lại trên máy tính. Một nghiên cứu mới đã tạo ra một hệ thống AI có thể tái tạo lại khuôn mặt bằng cách sử dụng sóng não. Bằng cách đọc các phản ứng của não bộ, trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích và đưa ra kết quả dựa trên tâm lý và sở thích của người dùng. Tất cả những người tham gia thử nghiệm đều cảm thấy rất thích thú và cho rằng khuôn mặt mà AI tái tạo rất đúng với sở thích của họ.
Hệ thống AI tạo khuôn mặt nhờ sóng não
Một hệ thống AI được xây dựng với mục đích phân tích não. Dự đoán và tạo ra khuôn mặt mà nó cho là người dùng sẽ cảm thấy cuốn hút. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki và Đại học Copenhagen đã thử nghiệm xem liệu hệ thống máy tính có thể “biết” những đặc điểm nào trên khuôn mặt mà một người sẽ thấy hấp dẫn hay không.
Bộ hình ảnh được chiếu cho 30 người tham gia thử nghiệm. Họ đeo thiết bị điện não đồ đề ghi lại phản ứng của não. Và xem khuôn mặt trên màn hình có ưa nhìn hay không. Mỗi khuôn mặt hiển thị trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi hình ảnh tiếp theo xuất hiện. Người tham gia không phải đánh dấu, nhấn nút hay thực hiện bất cứ thao tác gì. Họ chỉ cần tập trung một cách có chọn lọc vào những gì họ thấy hấp dẫn là đủ.
Mạng Gan được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Mạng GAN được sử dụng trong việc tạo ra rất nhiều sản phẩm hay. Ví dụ việc làm cho máy tính tự động vẽ một bức chân dung. Hoặc thậm chí có thể tự động sáng tác ra một bản nhạc theo một phong cách nào đó. Điều mà bạn nghĩ chỉ có con người mới có thể làm được. So với các cấu trúc của mạng nơ-ron khác, thì mạng GAN có thể làm được điều tưởng chừng như không thể mà các mạng nơ-ron khác không làm được.
Việc xác định một bức tranh có phải theo phong cách của một họa sĩ nào đó dễ dàng hơn nhiều so với việc tự vẽ ra bức tranh đó. Và GAN bước đầu đang đưa ta dần đến giấc mơ trí tuệ nhân tạo. Trọng tâm chính của mạng GAN thường được áp dụng với hình ảnh. Tuy nhiên với các miền khác như âm nhạc cũng đã được triển khai trong thực tế. Và thậm chí phạm vi ứng dụng của GAN trong đời sống còn rộng hơn nhiều. Giống như trong ứng dụng này, mạng GAN có thể giúp bạn vẽ lại khuôn mặt.
Nhóm nghiên cứu sử dụng một mạng GAN được đào tạo trên một cơ sở dữ liệu chứa 200.000 hình ảnh người nổi tiếng. Sau đó tái tạo ra hàng trăm khuôn mặt giả. Những khuôn mặt không có thực này chứa một số đặc điểm của người nổi tiếng nhất định. Ví dụ một đôi mắt sắc lạnh, sống mũi thẳng…
AI hoạt động trông không gian 512 chiều
AI ghi lại các sóng não xảy ra ngay khi nhìn thấy một khuôn mặt. Sau đó hệ thống AI ước tính được liệu khuôn mặt đó có hấp dẫn hay không. Sau đó, thông tin được đưa vào mô hình mạng nơ-ron – một “không gian khuôn mặt” 512 chiều. Để tìm ra một điểm phù hợp với điểm mà người tham gia thấy thu hút.
Từ đó, máy tính não có thể diễn giải về mức độ hấp dẫn dựa trên các hình ảnh. Và tạo ra một chân dung hoàn toàn mới. Bằng cách hợp nhất dữ liệu từ các khuôn mặt trước đó. Các nhà nghiên cứu cho biết, khuôn mặt mới phù hợp với sở thích của người tham gia với độ chính xác 80%.
“Nghiên cứu cho thấy chúng ta có khả năng tạo ra những hình ảnh phù hợp với sở thích cá nhân. Bằng cách kết nối mạng lưới thần kinh nhân tạo với phản ứng của não bộ”, Tiến sĩ Michiel Spape thuộc Khoa Tâm lý tại Đại học Helsinki cho biết. “Bằng cách đưa các phản ứng của não, chúng tôi có thể phát hiện và tạo ra hình ảnh dựa trên các đặc tính tâm lý, như sở thích cá nhân”. Nghiên cứu này cho phép máy tính có thể học và hiểu sở thích chủ quan, thành kiến, khuôn mẫu. Cũng như sự khác biệt của cá nhân. “Chúng ta thường rất khó lý giải chính xác điều gì khiến một thứ gì đó, hoặc một ai đó, trở nên đẹp đẽ. Vẻ đẹp nằm ở mắt của người nhìn”, Spape nói.