Mang số phận tương tự như những sinh vật biển sống tại vùng Malaysia, cá mập san hô vi trắng cũng rơi vào nguy cơ đe dọa diệt vong bởi căn bệnh da bất thường. Đây là một trong những loại cá mập hiếm và bạn chỉ có thể có cơ hội bắt gặp tại hệ thống san hô trắng vùng biển Thái Bình Dương. Và rất có thể, chỉ trong khoảng thời gian tới chúng sẽ biến mất hoàn toàn không chỉ do tình trạng đánh bắt trái phép mà còn chính bởi môi trường sống ô nhiễm. Căn bệnh da kỳ lạ xuất hiện ở loài cá mập vùng Malaysia hiện nay chính là dấu hiệu dễ thấy nhất.

Tình trạng tổn thương da tại Cá mập rạn san hô

Các nhà sinh vật biển đang điều tra một căn bệnh bất thường. Nó khiến cá mập rạn san hô vi trắng ở Malaysia chịu tổn thương da nghiêm trọng. Cá mập san hô vi trắng – được đặt tên dựa trên điểm độc đáo ở vây lưng và đuôi. Nó dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi bên trong hang động xung quanh các rạn san hô vào ban ngày. Và thường chỉ ra ngoài vào ban đêm để săn cá nhỏ và các loài động vật khác. Đây là một trong những loài cá mập phổ biến nhất được tìm thấy ở hệ thống rạn san hô Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nhưng hiện có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và đánh bắt quá mức.

Tình trạng tổn thương da nghiêm trọng tại Cá mập rạn san hô

Từ những hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội vào tháng 4. Chụp bởi nhiếp ảnh gia Jason Isley ở ngoài khơi bang Sabah trên đảo Borneo. Các nhà sinh vật học Malaysia cảnh báo quần thể cá mập “sắp nguy cấp” này. Chúng đang phải đối mặt với mối đe dọa mới từ một căn bệnh bí ẩn trên da. Một cuộc khảo sát được thực hiện sau đó. Bởi các thợ lặn, chuyên gia chính phủ và nhóm bảo tồn xung quanh đảo Sipadan. Một địa điểm lặn nổi tiếng gần đó đã ghi nhận bệnh da xuất hiện ở tất cả các đàn cá mập mà họ gặp phải.

Nguyên nhân chính xuất hiện căn bệnh da kỳ lạ

Xác định nguyên nhân, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ bề mặt nước biển tại Sipadan đã tăng lên 29,5 độ C vào tháng 5. Cao hơn một độ so với năm 1985. “Đại dương nóng lên có thể liên quan đến những gì chúng ta đang thấy với những con cá mập ốm yếu ở Sipadan”. Nhà sinh vật biển cấp cao Davies Austin Spiji của nhóm bảo tồn phi lợi nhuận Reef Guardian nhấn mạnh. “Chúng ta có thể loại trừ yếu tố con người vì Sipadan là một khu bảo tồn biển. Nơi đánh bắt cá bị nghiêm cấm và không có các khu định cư hoặc công nghiệp gần đó”.

Tìm ra nguyên nhân chính xuất hiện căn bệnh da kỳ lạ

Giáo sư Mohamed Shariff Mohamed Din tại Đại học Putra Malaysia cho biết thêm rằng. Những lần nhìn thấy tổn thương da trên cá mập san hô vi trắng trùng khớp với báo cáo về hiện tượng tẩy trắng san hô trong khu vực. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học đầy đủ vẫn chưa được thực hiện. Vào tháng 5, nhóm nghiên cứu đã cố gắng bắt một số con cá mập để lấy mẫu phân tích. Nhưng không thành công. Mabel Manjaji-Matsumoto, một giảng viên cấp cao của Viện nghiên cứu biển Borneo. Thuộc Đại học Malaysia Sabah nói với Reuters rằng họ có kế hoạch thực hiện một nỗ lực khác vào tháng 7.

Bức ảnh chụp chú cá voi “lốm đốm” được tung lên

Trước đó, một nhiếp ảnh gia chụp được hình ảnh con cá mập. Trên da chúng xuất hiện vết đốm và vết thương trên đầu tại vùng biển gần đảo Borneo, Malaysia. Bức ảnh được đăng lên mạng và thu hút sự quan tâm của nhiều người, theo Reuters. Ngay sau đó, các thợ lặn tại đảo Sipadan, một địa điểm lặn nổi tiếng gần đó. Cùng một nhóm chuyên gia từ trường đại học của bang Sabah. Và các nhóm bảo tồn cũng bắt đầu phát hiện những căn bệnh về da tất cả các đàn cá mập họ gặp phải.

Cá mập rạn san hô vây trắng có tên khoa học là Triaenodon obesus. Do phần chóp của vây và đuôi có màu trắng nên chúng được đặt tên như vậy. Loài cá này thường được tìm thấy đi theo đàn xung quanh các rạn san hô vào ban ngày. Đây cũng là điểm thu hút của chúng đối với những người lặn biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *