Cá Anglerfish được coi là một trong những loài cá xấu xí nhất đại dương với vẻ ngoài lập dị. Nhìn thoáng qua, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng tới chú cá câu trong bộ phim hoạt hình “Đi tìm Nemo” năm 2003. Loài cá này có phần đầu bao gồm một mồi phát quang mọc ra từ đỉnh đầu của nó, một cái miệng há hốc đầy những chiếc răng lớn và gai đe dọa sinh vật dưới đáy đại dương. Không chỉ vậy, hành vi giao phối của cá câu Anglerfish, cũng như xu hướng ký sinh tình dục kỳ lạ của chúng có thể khiến bạn cảm thấy kinh hãi hơn cả về bề ngoài. Cụ thể, sau khi giao phối, những con đực sẽ dần biến mất hoàn toàn. Thứ duy nhất chúng còn lại chỉ là lượng tinh hoàn cho cá cái sinh sản.

Cá câu Anglerfish với vẻ ngoài dị biệt

Loài cá Anglerfish là cá biển xuất hiện trên khắp thế giới. Một số là cá biển khơi, số khác là cá đáy. Trong khi một số sống ở vùng biển sâu (ví dụ, họ Ceratiidae). Một số khác trên thềm lục địa (ví dụ, các họ Antennariidae và Lophiidae). Các dạng cá biển khơi chủ yếu có thân hình dẹp bên (bị nén ngang), trong khi các dạng cá đáy thường là dẹp mạnh theo chiều lưng – bụng (bị nén xuống).

Cá câu Anglerfish với vẻ ngoài dị biệt

Thường là với miệng lớn và hướng lên trên. Hiện tại, người ta ghi nhận 358 loài xếp trong 72 chi thuộc về bộ cá này. Loài cá cần câu này sống dưới đáy biển sâu được xem là sinh vật lập dị, xấu xí nhất trên trái đất. Chúng có cái đầu to bự, chiếc “cần” phát ra ánh sáng giống như ánh đèn pha trên đầu, cái miệng lớn hình lưỡi liềm lấp đầy những chiếc răng.

Cá câu Anglerfish với lối đi săn ngạo mạn

Theo thống kê, cá lồng đèn có tới trên 350 loài, thuộc 72 chi của bộ cá Vây chân. Chúng hầu hết sống ở những khu vực có độ sâu độ sâu dưới 1,5 km dưới mặt biển. Nơi tối tăm ở Đại Tây Dương và Nam Cực. Do môi trường sống khắc nghiệt, chúng đã tiến hóa từ ngoại hình tới cách săn mồi để thích nghi hoàn hảo. Sở dĩ có tên gọi là cá lồng đèn, hay cá chụp đèn. Bởi sinh vật này có một bộ phận giống như “mồi nhử”.

Chúng có khả năng phát quang sinh học, nhô ra khỏi đầu. Theo các nghiên cứu, ánh sáng này được tạo ra bởi vi khuẩn sống bên trong cá Anglerfish và sẽ giúp nó thu hút con mồi. Thường là những loài cá bé hơn. Khi con mồi tới gần, cá lồng đèn sẽ hàm răng sắc nhọn luôn chìa ra và hướng lên trên của mình để tấn công. Cuối cùng nuốt trọn con mồi xấu số.

Loài cá có cách giao phối đáng sợ nhất

Không chỉ cách săn mồi, mà ngay cả hành vi giao phối của cá Anglerfish được miêu tả khá kỳ quái

Không chỉ cách săn mồi, mà ngay cả hành vi giao phối của cá Anglerfish được miêu tả khá kỳ quái. Không giống với bất kỳ loài động vật nào, và dường như chỉ phù hợp với hình ảnh trong những bộ phim kinh dị. Theo đó, những con cá đực sẽ tìm bạn tình. Sau đó sống ký sinh bằng cách bám sát vào phần vây bụng của con cái để chia sẻ thức ăn và giao phối.

Khi tiến hành giao phối, cá đực cũng sẽ hoàn toàn bị mất hệ thống tiêu hóa. Để hấp thụ thức ăn, nó cắn vào thịt con cái, tạo ra một thể gần như thống nhất. Việc sống ký sinh khiến cá đực sống dựa hoàn toàn vào con cái. Cùng chia sẻ một hệ thống tiêu hóa. Ngược lại, nó sẽ phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giao phối của con cái. Theo thời gian, mọi bộ phận trong con đực đều tiêu biến, chỉ còn lại tinh hoàn.

Sau cùng, con đực sẽ nhanh chóng chết đi. Để lại một khối lượng tinh hoàn đủ cho cá cái thụ tinh. Được thẩm thấu qua da theo các enzyme. Đối lập với cá Anglerfish cái, con cá đực có thân hình rất nhỏ. Chỉ khoảng 6,35 mm – tức bé hơn khoảng 500.000 lần so với cá cái. Khi quan sát loài cá này, các nhà nghiên cứu nhận thấy hai mặt của hầu hết các con cá cái đều có những vết sưng tấy kỳ lạ. Thì ra đó chính là di cốt của cá đực để lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *