Bạn đã bao giờ nghĩ mình đã thải ra lượng bao nhiêu rác thải mỗi ngày hay chưa? Và rác thải bạn thải ra sẽ đi về đâu và sẽ được xử lý như thế nào? Chắc hẳn sẽ rất nhiều người không quá quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên lượng rác thải chúng ta thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Và có nhiều chất thải khó có thể xử lý và phân hủy ngay được. Chính là những rác thải nhựa phải chờ thời gian phân hủy rất lâu. Chính vì thế đã mọc ra những bãi rác tự phát, mỗi ngày những khu vực này phải gồng lên gánh rác của nhiều khu vực tập kết. Và đảo ngọc Tam Hải đã vô tình trở thành một khu tập kết rác thải lớn của cả khu vực.
Mục lục
Gồng mình gánh rác thải của cả khu vực
Nhiều năm nay, đảo ngọc Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam phải vất vả với nạn ô nhiễm rác thải. Đáng nói, lượng rác này chủ yếu là do người dân ở thượng nguồn sông Trường Giang vứt xuống. Tiếp sau đó tấp vào bờ biển Tam Hải. Người dân lo lắng nếu chính quyền không sớm có giải pháp thì sẽ rất tệ. Nguy cơ cao Tam Hải sẽ trở thành “đảo rác thải” trong tương lai.
Xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành được người dân nơi đây ví như một vịnh chứa rác thải. Bởi lượng rác từ các nơi đổ về đây mỗi lúc một nhiều. Ông Nguyễn Ngọc Lam, trú thôn Đông Tuần, xã Tam Hải bức xúc nhất trong hơn 40 năm ông sống ở đây. Ông phải chứng kiến tình trạng xã đảo ngày càng ô nhiễm vì rác thải.
“Xã đảo nằm ở hạ nguồn sông Trường Giang nên hứng rác thải từ đất liền thải xuống, nhất là chợ Tam Quang (huyện Núi Thành). Để hạn chế rác thải, tôi và một số hộ dân khác đã đem rác đi đốt nhưng cũng không ăn thua, được vài ngày rồi cũng như cũ”, ông Lam nói.
Từ hoàn đảo xinh đẹp bình yên giờ đây toàn rác
Xã đảo Tam Hải được ví như “hòn ngọc thô” bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình yên. Trước đây thu hút nhiều khách tham quan với những địa danh tuyệt đẹp. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đang triển khai Đề án xây dựng xã đảo Tam Hải thành khu du lịch biển đảo. Đặc biệt còn là vùng đệm sinh thái môi trường. Thế nhưng, môi trường ô nhiễm đang là rào cản lớn để địa phương này phát triển du lịch.
Tại cuối sông Trường Giang, đoạn thôn Đồng Tuần (gần chợ Tam Hải) và bờ biển Bàn Than, rác thải gồm bao ni lông, chai, ly nhựa… Chúng dày đặc, trải dài dọc bờ biển. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa đến nguồn hải sản ven bờ. Điều đó cũng ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân.
Bà Trần Thị Hạnh (44 tuổi), trú Thuận An, xã Tam Hải cho biết, du khách đến tham quan đảo và tắm biển mà thấy rác thải nhiều như vậy nên rất khó chịu. Nó đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hộ kinh doanh tại đây.
“Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức ra quân thu dọn rác thải làm sạch bờ biển, thế nhưng được vài tháng thì rác thải trở lại như cũ. Chúng tôi lo sợ tình trạng rác thải cứ thế này thì ô nhiễm sẽ đe dọa tới nguồn lợi thủy sản ven bờ và nguồn nước ngầm ở địa phương. Tôi mong sao các ngành chức năng sớm có biện pháp khắc phục tình trạng rác thải tại khu vực này”, bà Hạnh nói.
Cần phải tìm ra và khắc phục tận gốc nguyên nhân tồn ứ rác thải
Ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết ở đây bình quân khoảng 8 tấn rác thải mỗi ngày. Hiện tại xã đảo Tam Hải đang đối mặt với áp lực rất lớn về rác thải sinh hoạt.
Địa phương nằm cuối con sông Trường Giang đổ ra biển nên trở thành nơi hứng rác của đất liền. Bao nhiêu rác ở các xã ven biển của TP. Tam Kỳ và huyện Núi Thành theo dòng nước trôi về. Sau đó tấp vào ven bờ sông Trường Giang ở xã Tam Hải. Bên cạnh đó, cửa biển Tam Hải cũng là nơi neo đậu tàu thuyền của nhiều tỉnh lân cận. Vì vậy ngư dân tiện tay sử dụng bao ni lông, chai nhựa. Sau đó thoải mái quăng xuống biển theo sóng tấp vào bờ.
Bên cạnh đó, khó khăn ở xã đảo Tam Hải là có 85 con hẻm nhỏ. Nên các xe thu gom rác không thể nào đi vào sâu trong từng nhà để thu gom được. Bắt buộc người dân phải đem rác ra đường lớn để tập kết. Do đó, việc thu tiền phí thu gom rác từ người dân gặp khó khăn. Nó đã không đạt được mục tiêu đề ra.
“Chính quyền xã đã kiến nghị với UBND huyện Núi Thành bố trí nguồn kinh phí mua thùng rác và thành lập một tổ đưa các thùng rác này đặt ở tất cả vị trí hẻm, ngõ nhỏ cho người dân bỏ rác vào rồi đem đi xử lý. Thời gian tới, chính quyền xã sẽ tổ chức các đợt ra quân thu dọn rác thải dọc bờ biển để đảm bảo cảnh quan môi trường nơi đây”, ông Hùng nói.
Tạm kết
Hoàn đảo xinh đẹp yên bình là thế mà giờ đây tràn ngập rác. Mong rằng ý thức người dân được nâng cao hơn và chính quyền cần làm một điều gì đó để tìm lại nét đẹp của đảo ngọc Tam Hải năm xưa. Nếu bạn muốn cập nhật nhiều tin tức khác về môi trường sống quanh ta. Bạn có thể tham khảo những bài viết thú vị tại trang của chúng tôi nhé.